Mọi năm, vào thời điểm này, công tác cung ứng điện đã qua giai đoạn căng thẳng bởi đã vào mùa mưa lũ. Nhưng tại thời điểm này của năm nay, các hồ thủy điện lớn của cả nước lại trong tình trạng thiếu nước.
Thủy điện hiện chiếm gần 40% công suất phát điện của toàn hệ thống. Vì vậy, việc cân đối cung cầu điện cho sản xuất và đời sống lại rơi vào cảnh hết sức khó khăn.
Thiếu điện không chỉ tại... ông trời
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hầu hết các hồ thủy điện đều đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Ở miền Bắc đã không có lũ tiểu mãn và tới thời điểm này, khi gần kết thúc mùa mưa, nước về các hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2009.
Tính đến ngày 20/9, mức nước hồ Hòa Bình là 99,30m, thấp hơn 12,13m so với cùng kỳ năm 2009, mức nước hồ Tuyên Quang là 104,08m, thấp hơn cùng kỳ 1,10m.
Tình hình nước về các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam cũng trong tình trạng tương tự, mức nước các hồ thủy điện lớn như Ialy, Sông Ba Hạ, Trị An, Hàm Thuận, Đại Ninh... đều xấp xỉ mức nước chết, mặc dù miền Nam đang ở giữa mùa mưa.
Cụ thể, tính đến ngày 20/9, mức nước hồ Ialy là 490,21m, trên mức nước chết 21cm và thấp hơn cùng kỳ năm 2009 tới 24,01m; hồ Trị An là 50,38m, trên mức nước chết 38cm và thấp hơn cùng kỳ 2009 là 11,38m; hồ Hàm Thuận là 575,64m, trên mức nước chết 64cm và thấp hơn cùng kỳ năm 2009 là 23,87m; hồ Thác Mơ thấp hơn mức nước cùng kỳ năm 2009 là 16,37m và hồ Đại Ninh thấp hơn cùng kỳ năm 2009 tới 12,09m...
Đặc biệt, chưa có năm nào như năm nay, đến thời điểm này, tất cả các hồ thủy điện đều chưa phải xả nước, trong khi cùng thời điểm các năm trước, các hồ thủy điện đã phải xả lũ.
Về nguyên nhân dẫn đến thiếu nước, theo các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chưa năm nào lại ít lũ và đỉnh lũ ở các sông miền Bắc lại thấp như năm nay.
Hiện nay đã là giữa tháng Chín nhưng vẫn chưa có mưa lớn trên thượng nguồn nên mực nước các hồ rất khó cải thiện. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc điều tiết vận hành của các nhà máy thủy điện thượng nguồn phía Trung Quốc đã làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy từ Trung Quốc về Việt Nam.
Đồng thời, việc khai thác không có kế hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn cũng làm mất đi khả năng giữ nước và điều tiết nước của hệ thống sông, hồ khi có lũ về. Với tình hình này, EVN cho hay, tính chung tám tháng năm nay, các hồ thủy điện đã hụt 19,3 tỷ m3 nước so với cùng kỳ năm 2009, tương đương với 3,3 tỷ kWh điện.
Vì vậy, mặc dù với công suất hiện có của hệ thống hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, song do thiếu nước nên không thể huy động hết năng lực của nguồn thủy điện. Bên cạnh đó, một số tổ máy nhiệt điện than mới được trưng dụng vận hành như Sơn Động, Cẩm Phả 1, Quảng Ninh 1, Hải Phòng 1 hoạt động chưa ổn định, phải khắc phục sự cố, khiếm khuyết nên sản lượng phát điện không cao.
Ngoài ra, một số tổ máy nhiệt điện than dừng vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo kế hoạch. Tất cả các diễn biến trên khiến hệ thống điện phải vận hành trong tình trạng không có công suất dự phòng, tiềm ẩn nguy cơ sự cố tan rã hệ thống điện.
Chậm bổ sung các nguồn điện mới
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng (VEA), việc phát triển thủy điện ở Việt Nam là cần thiết vì nguồn năng lượng tái tạo này ở Việt Nam lớn nhưng với việc cơ cấu nguồn điện không cân đối, tỷ lệ thủy điện cao hơn nhiều nhiệt điện đã dẫn đến việc cung cấp điện phụ thuộc lớn vào thiên nhiên. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ thủy điện chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng công suất điện.
“Xây dựng thủy điện để khai thác tài nguyên là đúng nhưng phải tính toán hợp lý trong việc phát triển cả nhiệt điện để Việt Nam còn có cả điện dự phòng,” ông Ngãi nói.
Thực tế, tại Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015, có đặt mục tiêu sẽ đầu tư thêm 58.000 MW (tổng sơ đồ VI), trong đó, chỉ riêng 13 dự án nhiệt điện giao cho EVN đã có tổng công suất 13.800 MW.
Nhưng với việc đa số các dự án này đều chậm tiến độ, nhiều dự án chưa triển khai, cùng với việc hàng loạt các dự án điện dự định triển khai trong năm nay đều chậm tiến độ, theo nhận định của các chuyên gia năng lượng, việc thiếu điện vào mùa khô năm 2011 là điều đã nhìn thấy được.
Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cũng chỉ rõ thực tế, nhiều dự án chậm tiến độ. Cụ thể, dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 do công tác lựa chọn nhà thầu EPC chậm, việc khởi công dự kiến vào cuối quý III (chậm sáu tháng); dự án Nhiệt điện Mông Dương 1 thời gian tổ chức đấu thầu EPC chậm so với kế hoạch, dự kiến khởi công dự án vào quý III (chậm sáu tháng);...
Bản thân nhiều dự án đang triển khai cũng gặp khó khăn như dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 2 tuy đã hoàn thành và đang triển khai các hạng mục của dự án và Ngân hàng China EximBank đã giải ngân nguồn vốn vay từ ngày 25/3 vừa qua.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tổ công tác về Quy hoạch điện VI, tiến độ của dự án chưa xác định. Dự án Nhiệt điện Hải Phòng 1 do tổ máy 1 gặp sự cố, hiện đang sửa chữa thay thế bộ quá nhiệt, dự kiến sẽ vận hành vào quý II/2011, chậm khoảng chín tháng…
Đáng nói là trong khi việc cung cấp điện năm 2011 ngày càng trở nên căng thẳng thì theo dự báo của Bộ Công Thương, cầu về điện lại nóng, tăng từ 15-17%/năm.
Tiến sỹ Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng nhu cầu sử dụng điện năng tăng quá nhanh, nhưng việc sử dụng điện lại rất lãng phí, nhất là trong lĩnh vực sinh hoạt và dịch vụ. Việc không khống chế được cầu tăng quá nhanh dẫn tới cung không chạy kịp cầu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu điện hiện nay.
Do đó, theo ông Long, cần có giải pháp tổng thể và sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước. Thứ nhất, quản lý tốt tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện, đáp ứng hiệu quả kinh tế. Liên quan đến điều này là cơ cấu kinh tế phải hợp lý, phát triển những ngành sử dụng ít điện nhưng mang lại nhiều lãi.
Thứ hai, về nguồn cung, nếu dự án xây nhà máy điện không đúng tiến độ dự kiến phải bị xử phạt. Thứ ba, xây dựng cơ cấu nguồn hợp lý, không nên quá phụ thuộc vào một nguồn năng lượng nào, mà phải đa dạng hóa nguồn điện, cả năng lượng tái tạo lẫn điện hạt nhân..../.
Thủy điện hiện chiếm gần 40% công suất phát điện của toàn hệ thống. Vì vậy, việc cân đối cung cầu điện cho sản xuất và đời sống lại rơi vào cảnh hết sức khó khăn.
Thiếu điện không chỉ tại... ông trời
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hầu hết các hồ thủy điện đều đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Ở miền Bắc đã không có lũ tiểu mãn và tới thời điểm này, khi gần kết thúc mùa mưa, nước về các hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2009.
Tính đến ngày 20/9, mức nước hồ Hòa Bình là 99,30m, thấp hơn 12,13m so với cùng kỳ năm 2009, mức nước hồ Tuyên Quang là 104,08m, thấp hơn cùng kỳ 1,10m.
Tình hình nước về các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam cũng trong tình trạng tương tự, mức nước các hồ thủy điện lớn như Ialy, Sông Ba Hạ, Trị An, Hàm Thuận, Đại Ninh... đều xấp xỉ mức nước chết, mặc dù miền Nam đang ở giữa mùa mưa.
Cụ thể, tính đến ngày 20/9, mức nước hồ Ialy là 490,21m, trên mức nước chết 21cm và thấp hơn cùng kỳ năm 2009 tới 24,01m; hồ Trị An là 50,38m, trên mức nước chết 38cm và thấp hơn cùng kỳ 2009 là 11,38m; hồ Hàm Thuận là 575,64m, trên mức nước chết 64cm và thấp hơn cùng kỳ năm 2009 là 23,87m; hồ Thác Mơ thấp hơn mức nước cùng kỳ năm 2009 là 16,37m và hồ Đại Ninh thấp hơn cùng kỳ năm 2009 tới 12,09m...
Đặc biệt, chưa có năm nào như năm nay, đến thời điểm này, tất cả các hồ thủy điện đều chưa phải xả nước, trong khi cùng thời điểm các năm trước, các hồ thủy điện đã phải xả lũ.
Về nguyên nhân dẫn đến thiếu nước, theo các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chưa năm nào lại ít lũ và đỉnh lũ ở các sông miền Bắc lại thấp như năm nay.
Hiện nay đã là giữa tháng Chín nhưng vẫn chưa có mưa lớn trên thượng nguồn nên mực nước các hồ rất khó cải thiện. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc điều tiết vận hành của các nhà máy thủy điện thượng nguồn phía Trung Quốc đã làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy từ Trung Quốc về Việt Nam.
Đồng thời, việc khai thác không có kế hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn cũng làm mất đi khả năng giữ nước và điều tiết nước của hệ thống sông, hồ khi có lũ về. Với tình hình này, EVN cho hay, tính chung tám tháng năm nay, các hồ thủy điện đã hụt 19,3 tỷ m3 nước so với cùng kỳ năm 2009, tương đương với 3,3 tỷ kWh điện.
Vì vậy, mặc dù với công suất hiện có của hệ thống hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, song do thiếu nước nên không thể huy động hết năng lực của nguồn thủy điện. Bên cạnh đó, một số tổ máy nhiệt điện than mới được trưng dụng vận hành như Sơn Động, Cẩm Phả 1, Quảng Ninh 1, Hải Phòng 1 hoạt động chưa ổn định, phải khắc phục sự cố, khiếm khuyết nên sản lượng phát điện không cao.
Ngoài ra, một số tổ máy nhiệt điện than dừng vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo kế hoạch. Tất cả các diễn biến trên khiến hệ thống điện phải vận hành trong tình trạng không có công suất dự phòng, tiềm ẩn nguy cơ sự cố tan rã hệ thống điện.
Chậm bổ sung các nguồn điện mới
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng (VEA), việc phát triển thủy điện ở Việt Nam là cần thiết vì nguồn năng lượng tái tạo này ở Việt Nam lớn nhưng với việc cơ cấu nguồn điện không cân đối, tỷ lệ thủy điện cao hơn nhiều nhiệt điện đã dẫn đến việc cung cấp điện phụ thuộc lớn vào thiên nhiên. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ thủy điện chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng công suất điện.
“Xây dựng thủy điện để khai thác tài nguyên là đúng nhưng phải tính toán hợp lý trong việc phát triển cả nhiệt điện để Việt Nam còn có cả điện dự phòng,” ông Ngãi nói.
Thực tế, tại Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015, có đặt mục tiêu sẽ đầu tư thêm 58.000 MW (tổng sơ đồ VI), trong đó, chỉ riêng 13 dự án nhiệt điện giao cho EVN đã có tổng công suất 13.800 MW.
Nhưng với việc đa số các dự án này đều chậm tiến độ, nhiều dự án chưa triển khai, cùng với việc hàng loạt các dự án điện dự định triển khai trong năm nay đều chậm tiến độ, theo nhận định của các chuyên gia năng lượng, việc thiếu điện vào mùa khô năm 2011 là điều đã nhìn thấy được.
Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cũng chỉ rõ thực tế, nhiều dự án chậm tiến độ. Cụ thể, dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 do công tác lựa chọn nhà thầu EPC chậm, việc khởi công dự kiến vào cuối quý III (chậm sáu tháng); dự án Nhiệt điện Mông Dương 1 thời gian tổ chức đấu thầu EPC chậm so với kế hoạch, dự kiến khởi công dự án vào quý III (chậm sáu tháng);...
Bản thân nhiều dự án đang triển khai cũng gặp khó khăn như dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 2 tuy đã hoàn thành và đang triển khai các hạng mục của dự án và Ngân hàng China EximBank đã giải ngân nguồn vốn vay từ ngày 25/3 vừa qua.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tổ công tác về Quy hoạch điện VI, tiến độ của dự án chưa xác định. Dự án Nhiệt điện Hải Phòng 1 do tổ máy 1 gặp sự cố, hiện đang sửa chữa thay thế bộ quá nhiệt, dự kiến sẽ vận hành vào quý II/2011, chậm khoảng chín tháng…
Đáng nói là trong khi việc cung cấp điện năm 2011 ngày càng trở nên căng thẳng thì theo dự báo của Bộ Công Thương, cầu về điện lại nóng, tăng từ 15-17%/năm.
Tiến sỹ Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng nhu cầu sử dụng điện năng tăng quá nhanh, nhưng việc sử dụng điện lại rất lãng phí, nhất là trong lĩnh vực sinh hoạt và dịch vụ. Việc không khống chế được cầu tăng quá nhanh dẫn tới cung không chạy kịp cầu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu điện hiện nay.
Do đó, theo ông Long, cần có giải pháp tổng thể và sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước. Thứ nhất, quản lý tốt tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện, đáp ứng hiệu quả kinh tế. Liên quan đến điều này là cơ cấu kinh tế phải hợp lý, phát triển những ngành sử dụng ít điện nhưng mang lại nhiều lãi.
Thứ hai, về nguồn cung, nếu dự án xây nhà máy điện không đúng tiến độ dự kiến phải bị xử phạt. Thứ ba, xây dựng cơ cấu nguồn hợp lý, không nên quá phụ thuộc vào một nguồn năng lượng nào, mà phải đa dạng hóa nguồn điện, cả năng lượng tái tạo lẫn điện hạt nhân..../.
Thu Hường (Báo Tin tức/Vietnam+)