Ngày 11/12, tại thành phố Vũng Tàu, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng do Đảng và Nhà nước trao tặng cho tập thể lao động quốc tế của đơn vị.
Cách đây 29 năm, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được ra đời trong hoàn cảnh Việt Nam vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt, lại phải chịu sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, nền kinh tế phát triển chậm. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn Vietsovpetro đã có những bước tiến thần kỳ, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Bản lĩnh của tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro được thể hiện rõ nhất là vào năm 1987 (chỉ sau 1 năm đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác), sản lượng các giếng dầu từ trầm tích Mioxen-Oligoxen bất ngờ giảm sút nhanh chóng, nguy cơ thua lỗ rất lớn, nhưng với nỗ lực tuyệt vời của mình, đơn vị đã tìm thấy dầu trong đá móng nứt nẻ.
Phát hiện này khẳng định một thân dầu mới phi truyền thống trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới, làm thay đổi quan điểm tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và khu vực.
Sự kiện này đã mở ra tiềm năng to lớn về phát triển công tác thăm dò, khai thác dầu trên toàn bộ thềm lục địa Việt Nam, thu hút hàng loạt các công ty dầu khí nước ngoài trước đây bỏ đi quay trở lại. Cũng nhờ sự kiện này, sản lượng khai thác dầu thô của Vietsovpetro đã tăng lên nhanh chóng, đạt 5 triệu tấn vào năm 1990, 50 triệu tấn vào năm 1997, 100 triệu tấn vào năm 2001, 150 triệu tấn vào năm 2005 và dự kiến tháng 1/2011 sẽ đạt 190 triệu tấn.
Từ năm 2004, mỏ Bạch Hổ bắt đầu giảm sản lượng khiến nguy cơ thu hẹp hoạt động của Vietsovpetro hiển hiện rõ. Một lần nữa, với ý chí và năng lực của mình, tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro đã tìm kiếm và phát hiện ra nhiều vỉa dầu mới. Nhờ đó, sự suy giảm sản lượng khai thác mấy năm qua đã bị chặn đứng ở mức trên 6 triệu tấn/năm và theo ông Nguyễn Hữu Tuyến, Tổng giám đốc Vietsovpetro, thì sẽ gia tăng trở lại vào những năm tới.
Sau 29 năm hoạt động, tổng doanh thu bán dầu thô của Vietsovpetro đạt trên 50 tỷ USD, nộp ngân sách và lợi nhuận phía Việt Nam trên 33 tỷ USD, lợi nhuận phía Nga đạt trên 8,5 tỷ USD.
Kết quả tính toán giai đoạn thực hiện Hiệp định sửa đổi (1991-2010) thì tỷ lệ bình quân lợi nhuận trên doanh thu đạt 32,9%, tỷ lệ bình quân nộp ngân sách trên doanh thu đạt 57,4% cho thấy hoạt động sản suất kinh doanh của Vietsovpetro đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Thủ tướng Nga V.Putin cũng đã từng đánh giá Vietsovpetro là đơn vị liên doanh với nước ngoài đạt hiệu quả cao nhất của Nga.
Cùng với dầu thô, từ tháng 4/1995 đến nay, Vietsovpetro đã cung cấp khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ góp phần tạo ra một ngành công nghiệp khí cho Việt Nam. Việc cung cấp khí từ mỏ Bạch Hổ vào bờ đã kéo theo việc hình thành và phát triển ngành năng lượng, đạm, hóa chất và công nghiệp khí đốt.
Hoạt động của Vietsovpetro trong nhiều năm còn là động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp dịch vụ của Trung ương và địa phương, góp phần vào việc phát huy nội lực của nền kinh tế đất nước.
Sự phát triển của Vietsovpetro còn là tác nhân thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành cơ khí, hàng hải. Với khả năng của mình, Vietsovpetro còn xây dựng thành công các nhà giàn DK ở quần đảo Trường Sa và biển Kiên Giang-Cà Mau góp phần vào bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển.
Với những thành tựu của mình, tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro đã được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam phong tặng 2 lần danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác và Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam tặng thưởng./.
Cách đây 29 năm, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được ra đời trong hoàn cảnh Việt Nam vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt, lại phải chịu sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, nền kinh tế phát triển chậm. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn Vietsovpetro đã có những bước tiến thần kỳ, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Bản lĩnh của tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro được thể hiện rõ nhất là vào năm 1987 (chỉ sau 1 năm đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác), sản lượng các giếng dầu từ trầm tích Mioxen-Oligoxen bất ngờ giảm sút nhanh chóng, nguy cơ thua lỗ rất lớn, nhưng với nỗ lực tuyệt vời của mình, đơn vị đã tìm thấy dầu trong đá móng nứt nẻ.
Phát hiện này khẳng định một thân dầu mới phi truyền thống trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới, làm thay đổi quan điểm tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và khu vực.
Sự kiện này đã mở ra tiềm năng to lớn về phát triển công tác thăm dò, khai thác dầu trên toàn bộ thềm lục địa Việt Nam, thu hút hàng loạt các công ty dầu khí nước ngoài trước đây bỏ đi quay trở lại. Cũng nhờ sự kiện này, sản lượng khai thác dầu thô của Vietsovpetro đã tăng lên nhanh chóng, đạt 5 triệu tấn vào năm 1990, 50 triệu tấn vào năm 1997, 100 triệu tấn vào năm 2001, 150 triệu tấn vào năm 2005 và dự kiến tháng 1/2011 sẽ đạt 190 triệu tấn.
Từ năm 2004, mỏ Bạch Hổ bắt đầu giảm sản lượng khiến nguy cơ thu hẹp hoạt động của Vietsovpetro hiển hiện rõ. Một lần nữa, với ý chí và năng lực của mình, tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro đã tìm kiếm và phát hiện ra nhiều vỉa dầu mới. Nhờ đó, sự suy giảm sản lượng khai thác mấy năm qua đã bị chặn đứng ở mức trên 6 triệu tấn/năm và theo ông Nguyễn Hữu Tuyến, Tổng giám đốc Vietsovpetro, thì sẽ gia tăng trở lại vào những năm tới.
Sau 29 năm hoạt động, tổng doanh thu bán dầu thô của Vietsovpetro đạt trên 50 tỷ USD, nộp ngân sách và lợi nhuận phía Việt Nam trên 33 tỷ USD, lợi nhuận phía Nga đạt trên 8,5 tỷ USD.
Kết quả tính toán giai đoạn thực hiện Hiệp định sửa đổi (1991-2010) thì tỷ lệ bình quân lợi nhuận trên doanh thu đạt 32,9%, tỷ lệ bình quân nộp ngân sách trên doanh thu đạt 57,4% cho thấy hoạt động sản suất kinh doanh của Vietsovpetro đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Thủ tướng Nga V.Putin cũng đã từng đánh giá Vietsovpetro là đơn vị liên doanh với nước ngoài đạt hiệu quả cao nhất của Nga.
Cùng với dầu thô, từ tháng 4/1995 đến nay, Vietsovpetro đã cung cấp khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ góp phần tạo ra một ngành công nghiệp khí cho Việt Nam. Việc cung cấp khí từ mỏ Bạch Hổ vào bờ đã kéo theo việc hình thành và phát triển ngành năng lượng, đạm, hóa chất và công nghiệp khí đốt.
Hoạt động của Vietsovpetro trong nhiều năm còn là động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp dịch vụ của Trung ương và địa phương, góp phần vào việc phát huy nội lực của nền kinh tế đất nước.
Sự phát triển của Vietsovpetro còn là tác nhân thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành cơ khí, hàng hải. Với khả năng của mình, Vietsovpetro còn xây dựng thành công các nhà giàn DK ở quần đảo Trường Sa và biển Kiên Giang-Cà Mau góp phần vào bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển.
Với những thành tựu của mình, tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro đã được Nhà nước và Chính phủ Việt Nam phong tặng 2 lần danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác và Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam tặng thưởng./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN/Vietnam+)