Chiều 24/10, tại tỉnh Hà Giang, Cục Công nghiệp Địa phương và Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công thương đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo "Tiềm năng hợp tác kinh doanh với thị trường Ấn Độ và Hiệp định thương mại tự do FTA ASEAN-Ấn Độ."
Ông John H. Ruolngul, Bí thư thứ Nhất, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam cho rằng Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ; Ấn Độ là 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Chính phủ Ấn Độ luôn ưu tiên tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam cả trên bình diện song phương và bình diện đa phương. Trong khuôn khổ Ấn Độ-ASEAN, Ấn Độ-Việt Nam là hai nền kinh tế phát triển rất nhanh tại châu Á, với nỗ lực chung của 2 chính phủ thì hợp tác trong lĩnh vực thương mại đã trở thành một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược thương mại song phương.
Liên quan đến tỉnh Hà Giang, trong khuôn khổ hợp tác của Ấn Độ-ASEAN, Ấn Độ-Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập quỹ tài trợ cho các dự án phát triển nhanh, quỹ này trực thuộc chương trình hợp tác sông Hằng-sông Mekong.
Trên cơ sở quỹ này, Chính phủ Ấn Độ đã tài trợ cho tỉnh Hà Giang 2 dự án với tổng kinh phí 25.000 USD để xây dựng trường học giúp cải thiện điều kiện ăn, ở sinh hoạt của các thầy cô giáo và học sinh dân tộc thiểu số vùng cao của Hà Giang. Dự kiến dự án sẽ khởi công vào đầu năm 2014.
Không chỉ nâng cao sự trao đổi thông tin, gặp gỡ và hiểu rõ hơn những khả năng, nhu cầu của Ấn Độ về tiềm năng, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội trong việc hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp tăng trưởng ổn định và phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ, Ban Tổ chức Hội thảo đã cung cấp các doanh nghiệp Ấn Độ và các thành phần kinh tế của Ấn Độ mong muốn được kinh doanh, hợp tác tại thị trường Việt Nam.
Nhân dịp này, các doanh nghiệp của 28 tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng cũng đã cung cấp nhiều thông tin của doanh nghiệp mình để kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ấn Độ; góp phần thiết thực cho mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ.
Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á và Ấn Độ đã có nhiều triển vọng, phát triển tốt đẹp. Đây là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, trong đó có những mặt hàng của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang trên đà xuất khẩu mạnh sang thị trường nói trên.
Với số lượng và kim ngạch ngày một tăng như chè, gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo, hàng hải sản, quặng và khoáng sản khác; sản phẩm dệt may, gốm sứ, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, hàng mây tre đan, nông sản...
Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ không ngừng tăng. Năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ mới chỉ đạt 179 triệu USD, đến năm 2012 tăng 1.778 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2013 đạt 1.835 triệu USD.
Tính đến tháng 9/2013, Ấn độ có 73 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký hơn 253,2 triệu USD, đứng thứ 28/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam./.
Chính phủ Ấn Độ luôn ưu tiên tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam cả trên bình diện song phương và bình diện đa phương. Trong khuôn khổ Ấn Độ-ASEAN, Ấn Độ-Việt Nam là hai nền kinh tế phát triển rất nhanh tại châu Á, với nỗ lực chung của 2 chính phủ thì hợp tác trong lĩnh vực thương mại đã trở thành một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược thương mại song phương.
Liên quan đến tỉnh Hà Giang, trong khuôn khổ hợp tác của Ấn Độ-ASEAN, Ấn Độ-Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập quỹ tài trợ cho các dự án phát triển nhanh, quỹ này trực thuộc chương trình hợp tác sông Hằng-sông Mekong.
Trên cơ sở quỹ này, Chính phủ Ấn Độ đã tài trợ cho tỉnh Hà Giang 2 dự án với tổng kinh phí 25.000 USD để xây dựng trường học giúp cải thiện điều kiện ăn, ở sinh hoạt của các thầy cô giáo và học sinh dân tộc thiểu số vùng cao của Hà Giang. Dự kiến dự án sẽ khởi công vào đầu năm 2014.
Không chỉ nâng cao sự trao đổi thông tin, gặp gỡ và hiểu rõ hơn những khả năng, nhu cầu của Ấn Độ về tiềm năng, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội trong việc hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp tăng trưởng ổn định và phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ, Ban Tổ chức Hội thảo đã cung cấp các doanh nghiệp Ấn Độ và các thành phần kinh tế của Ấn Độ mong muốn được kinh doanh, hợp tác tại thị trường Việt Nam.
Nhân dịp này, các doanh nghiệp của 28 tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng cũng đã cung cấp nhiều thông tin của doanh nghiệp mình để kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ấn Độ; góp phần thiết thực cho mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ.
Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á và Ấn Độ đã có nhiều triển vọng, phát triển tốt đẹp. Đây là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, trong đó có những mặt hàng của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang trên đà xuất khẩu mạnh sang thị trường nói trên.
Với số lượng và kim ngạch ngày một tăng như chè, gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo, hàng hải sản, quặng và khoáng sản khác; sản phẩm dệt may, gốm sứ, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, hàng mây tre đan, nông sản...
Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ không ngừng tăng. Năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ mới chỉ đạt 179 triệu USD, đến năm 2012 tăng 1.778 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2013 đạt 1.835 triệu USD.
Tính đến tháng 9/2013, Ấn độ có 73 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký hơn 253,2 triệu USD, đứng thứ 28/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam./.
Minh Tâm (Vietnam+)