Ngày nay, khi nhắc đến xe buýt, người ta thường nghĩ ngay đến một loại phương tiện cồng kềnh, chậm chạp, và kém hiệu quả. Tuy nhiên, một khi Superbus (tạm dịch là xe buýt cao tốc) ra đời, những khái niệm cố hữu đó về loại phương tiện công cộng này sẽ không còn nữa.
Superbus là thành quả của Đại học Công nghệ Delft và giáo sư, tiến sỹ Wubbo J Ockels, một nhà vật lý kiêm phi hành gia người Hà Lan.
Theo thiết kế, Superbus có chiều dài khoảng 15m, nhưng thay vì có mái cao và khung hình hộp như những chiếc xe buýt truyền thống, hình dáng của Superbus lại giống như một chiếc xe hơi thể thao được kéo dài.
Với thiết kế khí động học, Superbus có thể đạt đến tốc độ 250 km/giờ. Trong khi đó, ngay cả khi chạy trên đường cao tốc, một chiếc xe buýt bình thường cũng chỉ có thể đạt được tốc độ 100km/giờ. Nguyên nhân giúp Superbus trở nên khác biệt và vượt trội như vậy là vì nó được chế tạo bằng các vật liệu nhẹ chuyên dùng trong kỹ thuật hàng không vũ trụ.
Mặt khác, Superbus vận hành bằng năng lượng điện và nó chỉ tiêu tốn một lượng điện tương đương với mức mà một chiếc xe buýt có vận tốc 100 km/giờ sử dụng.
Một ưu điểm nữa của Superbus đó là toàn bộ cấu trúc thân xe được làm từ vật liệu cácbon tổng hợp. Thay vì hai cửa lên xuống như các loại xe thông thường, Superbus trang bị những mười cửa ra vào và không có lối đi trung tâm. Thiết kế này giúp tiết kiệm được nhiều không gian hơn cho hành khách.
Hơn nữa, ít có phương tiện công cộng nào có thể đem lại cho người sử dụng nhiều tiện nghi như Superbus: đai an toàn, túi khí, TV, Internet, điều hòa không khí, máy sưởi…
Mặc dù Superbus vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phải chờ đến 2015, phiên bản đầu tiên của Superbus mới được ra mắt nhưng ý tưởng về chiếc xe buýt cao tốc này vẫn được hàng triệu người đón nhận với hy vọng nó sẽ thay thế hệ thống phương tiện công cộng ngày một già cỗi và bất cập hiện nay./.
Superbus là thành quả của Đại học Công nghệ Delft và giáo sư, tiến sỹ Wubbo J Ockels, một nhà vật lý kiêm phi hành gia người Hà Lan.
Theo thiết kế, Superbus có chiều dài khoảng 15m, nhưng thay vì có mái cao và khung hình hộp như những chiếc xe buýt truyền thống, hình dáng của Superbus lại giống như một chiếc xe hơi thể thao được kéo dài.
Với thiết kế khí động học, Superbus có thể đạt đến tốc độ 250 km/giờ. Trong khi đó, ngay cả khi chạy trên đường cao tốc, một chiếc xe buýt bình thường cũng chỉ có thể đạt được tốc độ 100km/giờ. Nguyên nhân giúp Superbus trở nên khác biệt và vượt trội như vậy là vì nó được chế tạo bằng các vật liệu nhẹ chuyên dùng trong kỹ thuật hàng không vũ trụ.
Mặt khác, Superbus vận hành bằng năng lượng điện và nó chỉ tiêu tốn một lượng điện tương đương với mức mà một chiếc xe buýt có vận tốc 100 km/giờ sử dụng.
Một ưu điểm nữa của Superbus đó là toàn bộ cấu trúc thân xe được làm từ vật liệu cácbon tổng hợp. Thay vì hai cửa lên xuống như các loại xe thông thường, Superbus trang bị những mười cửa ra vào và không có lối đi trung tâm. Thiết kế này giúp tiết kiệm được nhiều không gian hơn cho hành khách.
Hơn nữa, ít có phương tiện công cộng nào có thể đem lại cho người sử dụng nhiều tiện nghi như Superbus: đai an toàn, túi khí, TV, Internet, điều hòa không khí, máy sưởi…
Mặc dù Superbus vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phải chờ đến 2015, phiên bản đầu tiên của Superbus mới được ra mắt nhưng ý tưởng về chiếc xe buýt cao tốc này vẫn được hàng triệu người đón nhận với hy vọng nó sẽ thay thế hệ thống phương tiện công cộng ngày một già cỗi và bất cập hiện nay./.
Phan Thiện (Vietnam+)