Một ngày sau khi hạ bậc xếp hạng nợ đối với 5 ngân hàng thương mại châu Âu, ngày 15/12, hãng xếp hạng tín dụng Fitch lại đưa thêm 6 ngân hàng toàn cầu khác là Bank of America, Goldman Sachs của Mỹ, Barclays của Anh, BNP Paribas (Pháp) và Deutsche Bank (Đức) và Credit Suisse của Thụy Sĩ vào diện đánh tụt bậc xếp hạng tín dụng dài hạn do thách thức kinh doanh gia tăng và nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo đó, triển vọng tín dụng dài hạn của Bank of America, Barclays, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley và UBS ở mức A còn BNP Paribas và Societe Generale là A-+.
Fitch nhấn mạnh những thách thức trên xuất phát từ những diễn biến về phát triển kinh tế và những thay đổi về các quy định trong ngành ngân hàng.
Các ngân hàng đã bị giám sát kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bị ràng buộc bởi nhiều quy định sau khi họ đã góp phần đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái và đang đối mặt với các điều kiện thị trường nghiêm ngặt hơn.
Theo Fitch, những ngân hàng này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc huy động vốn và củng cố thanh khoản để chống đỡ với các cú sốc, nhưng vẫn dễ tổn thương do lòng tin và tâm lý thị trường.
Ngoài ra, sự phức tạp trong các mô hình kinh doanh khiến việc đánh giá quy mô thua lỗ - có thể phát sinh nhanh chóng từ những sự kiện bất ngờ - trở nên khó khăn hơn. Fitch dự báo việc tiếp tục củng cố trong ngành ngân hàng do những điều kiện thị trường mới - trong đó có lợi nhuận giảm và chi phí tăng - sẽ gây khó khăn cho ngành này.
Trước đó, Standard and Poor's đã đánh tụt bậc xếp hạng tín dụng của các ngân hàng toàn cầu lớn, trong đó có các ngân hàng Mỹ là Citigroup, Goldman Sachs, Wells Fargo, JP Morgan Chase, Morgan Stanley và Bank of America. Tuần này, Moody's cũng cảnh báo sẽ xem xét mức xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã hối thúc EU nhanh chóng thực hiện các biện pháp để siết chặt kỷ luật ngân sách nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ khi việc bán trái phiếu Tây Ban Nha đã đẩy giá cổ phiếu và đồng euro tăng giá. Trong khi đó, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng euro vẫn đang leo thang và đe dọa mọi nền kinh tế trên thế giới./.
Theo đó, triển vọng tín dụng dài hạn của Bank of America, Barclays, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley và UBS ở mức A còn BNP Paribas và Societe Generale là A-+.
Fitch nhấn mạnh những thách thức trên xuất phát từ những diễn biến về phát triển kinh tế và những thay đổi về các quy định trong ngành ngân hàng.
Các ngân hàng đã bị giám sát kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bị ràng buộc bởi nhiều quy định sau khi họ đã góp phần đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái và đang đối mặt với các điều kiện thị trường nghiêm ngặt hơn.
Theo Fitch, những ngân hàng này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc huy động vốn và củng cố thanh khoản để chống đỡ với các cú sốc, nhưng vẫn dễ tổn thương do lòng tin và tâm lý thị trường.
Ngoài ra, sự phức tạp trong các mô hình kinh doanh khiến việc đánh giá quy mô thua lỗ - có thể phát sinh nhanh chóng từ những sự kiện bất ngờ - trở nên khó khăn hơn. Fitch dự báo việc tiếp tục củng cố trong ngành ngân hàng do những điều kiện thị trường mới - trong đó có lợi nhuận giảm và chi phí tăng - sẽ gây khó khăn cho ngành này.
Trước đó, Standard and Poor's đã đánh tụt bậc xếp hạng tín dụng của các ngân hàng toàn cầu lớn, trong đó có các ngân hàng Mỹ là Citigroup, Goldman Sachs, Wells Fargo, JP Morgan Chase, Morgan Stanley và Bank of America. Tuần này, Moody's cũng cảnh báo sẽ xem xét mức xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã hối thúc EU nhanh chóng thực hiện các biện pháp để siết chặt kỷ luật ngân sách nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ khi việc bán trái phiếu Tây Ban Nha đã đẩy giá cổ phiếu và đồng euro tăng giá. Trong khi đó, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng euro vẫn đang leo thang và đe dọa mọi nền kinh tế trên thế giới./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)