Báo cáo của Viện nghiên cứu về ảnh hưởng khí hậu Potsdam (Đức) cho thấy lớp băng bề mặt Bắc Băng Dương biến mất có thể sẽ khiến cho châu Âu và phía bắc châu Á trong tương lai ngày càng xuất hiện nhiều mùa đông lạnh giá khác thường.
Các nhà khoa học sau khi quan sát sự biển đổi lớp băng trên bề mặt khu vực biển Barents và biển Kara đã phát hiện lớp băng trên bề mặt hai khu vực này đang dần biến mất.
Khu vực biển không có sự bao phủ bởi lớp băng sẽ phát tán luồng khí ấm vào trong không khí, qua đó dẫn tới tầng thấp khí quyển của một số khu vực ở hai đầu Trái Đất ấm lên và ảnh hưởng đến toàn bộ vòng tuần hoàn khí quyển.
Các nhà khoa học đã tiến hành lập trình máy tính để mô phỏng tình trạng tỷ lệ băng bao phủ giảm dần từ 100% xuống còn 1%. Sau khi tiến hành mô phòng bằng máy tính, các nhà khoa học phát hiện xác suất xuất hiện không khí lạnh giá ở châu Âu và phía bắc châu Á tăng gấp ba lần./.
Các nhà khoa học sau khi quan sát sự biển đổi lớp băng trên bề mặt khu vực biển Barents và biển Kara đã phát hiện lớp băng trên bề mặt hai khu vực này đang dần biến mất.
Khu vực biển không có sự bao phủ bởi lớp băng sẽ phát tán luồng khí ấm vào trong không khí, qua đó dẫn tới tầng thấp khí quyển của một số khu vực ở hai đầu Trái Đất ấm lên và ảnh hưởng đến toàn bộ vòng tuần hoàn khí quyển.
Các nhà khoa học đã tiến hành lập trình máy tính để mô phỏng tình trạng tỷ lệ băng bao phủ giảm dần từ 100% xuống còn 1%. Sau khi tiến hành mô phòng bằng máy tính, các nhà khoa học phát hiện xác suất xuất hiện không khí lạnh giá ở châu Âu và phía bắc châu Á tăng gấp ba lần./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)