Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc

VietnamPus/Đẹp Online chia sẻ một số lời khuyên du lịch hữu ích nếu bạn đang có ý định đến với vùng đất Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 1

Thời gian đẹp nhất của Tam Cốc là tháng Năm và tháng Sáu hàng năm, khi đó cả hai bên dòng sông là màu vàng rực của lúa và cảnh gặt hái nhộn nhịp của người dân nơi đây.

Bên cạnh Tam Cốc là khu chùa Bích Động, khu sinh thái Thung Nham và hang Múa.

VietnamPus/Đẹp Online chia sẻ một số lời khuyên du lịch hữu ích nếu bạn đang có ý định đến với vùng đất này.

Đi đến Ninh Bình như thế nào?

Ninh Bình cách Hà Nội khoảng hơn 100km, bạn có nhiều lựa chọn về phương tiện để di chuyển tới các điểm du lịch này. Đầu tiên là xe máy, đây được xem là phương tiện dễ dàng và cơ động nhất.

Từ Hà Nội, bạn đi thẳng ra đường Giải Phóng, theo Quốc lộ 1A cũ xuống Thường Tín rồi Phủ Lý và tới Ninh Bình.

Thời gian di chuyển bằng xe máy hết khoảng hơn 3 giờ; từ thành phố Ninh Bình, bạn tiến hành tỏa ra các hướng để tham quan. Cần lưu ý là không đi xe máy lên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ-Ninh Bình vì đây là đường dành riêng cho ôtô.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 2

Phương tiện thứ hai là xe ôtô. Với loại phương tiện này, bạn chỉ mất khoảng gần 2 giờ để tới Ninh Bình. Từ Hà Nội, bạn thẳng tiến lên Pháp Vân để bắt đầu vào đường cao tốc và chạy thẳng tới thành phố Ninh Bình một cách khá nhàn nhã. Bạn cần chú ý tuân thủ đúng tốc độ trên đường cao tốc cũng như luật an toàn giao thông.

Phương tiện thứ ba là xe khách. Bạn có thể ra bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình để bắt xe về Ninh Bình. Có nhiều loại xe khách khác nhau, từ 9 đến 24 chỗ, với lộ trình cố định Hà Nội-Ninh Bình; bạn cũng có thể bắt xe khách giường nằm đi về các tỉnh phía Nam (có đi qua Ninh Bình) để nằm cho thoải mái.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 3

Phương tiện thứ tư là tàu hỏa, mỗi ngày có khá nhiều tuyến tàu đi qua Ninh Bình nhưng thông thường nên đi tàu lúc SE7 chạy tại ga Hà Nội lúc 6 giờ để khoảng 9 giờ là tới Ninh Bình. Từ đó, bạn thuê xe máy hoặc bắt xe ôm, taxi xuống các điểm tham quan. Đi tàu được xem là an toàn, giá cả khá rẻ nhưng hơi bất tiện về thời gian.

Các điểm tham quan chính ở Ninh Bình

Thắng cảnh Tràng An: Tràng An bao gồm các quần thể sông nước, núi non, hang động với nhiều cảnh quan đặc sắc. Bạn phải mua vé ở bến thuyền và sẽ được chở đi bằng hai tuyến tham quan chính qua 6-9 hang động với thời gian khoảng 3-4 giờ, mỗi thuyền chở khoảng 5-7 người. Bạn nên mặc áo phao để đảm bảo an toàn khi di chuyển trên thuyền.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 4
Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 5

Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động: Cũng giống như Tràng An, tới Tam Cốc, bạn sẽ được ngồi thuyền dọc theo dòng Ngô Đồng đi qua ba hang lớn. Thời gian đẹp nhất của Tam Cốc là mùa tháng 5-6, khi đó cả hai bên dòng sông là màu vàng rực của lúa và cảnh gặt hái nhộn nhịp của người dân nơi đây. Bên cạnh Tam Cốc là khu chùa Bích Động, khu sinh thái Thung Nham và hang Múa…

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 6

Quần thể chùa Bái Đính: Đây được xem là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với diện tích khoảng 700ha bao gồm nhiều ngôi chùa khác nhau. Chùa Bái Đính được biết đến là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa có tháp chuông lớn nhất, có bức tượng Phật lớn nhất…

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 7

Nhà thờ đá Phát Diệm: Bao gồm nhiều công trình kiến trúc được xây dựng theo phong cách kết hợp giữa Á Đông và Châu Âu, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thờ chính được xây hoàn toàn bằng đá.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 8

Vườn quốc gia Cúc Phương: Khu rừng rộng lớn với nhiều loài động thực vật quý hiếm được bảo tồn khá tốt. Rừng Cúc Phương phù hợp cho các hoạt động du lịch dã ngoại, cắm trại, leo núi hoặc đi rừng.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 9

Khu sinh thái ngập nước Vân Long: Là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước khá lớn ở miền Bắc với hệ sinh thái động thực vật phong phú. Bạn sẽ được ngồi trên những chiếc thuyền nan để đi thăm các hang động, khe núi…

Đừng quên khám phá ẩm thực Ninh Bình

Cũng như các điểm du lịch khác, Ninh Bình có nhiều món ăn phổ thông nhưng có hai món được xem là đặc sản nơi đây là thịt dê và cơm cháy.

Hai món này bạn có thể ăn ở nhiều nhà hàng, lưu ý nhớ hỏi giá trước khi ăn và có thể xem quán nào đông khách thì thường ngon hơn những quán vắng khách.

Bạn cũng có thể mua cơm cháy được đóng gói sẵn để làm quà cho bạn bè, người thân.

Kinh nghiệm lưu trú 

Tại thành phố Ninh Bình cũng như các điểm du lịch (Tràng An, Tam Cốc…) đều có các khách sạn từ bình dân tới cao cấp. Giá phòng nghỉ cũng không quá đắt đỏ, nếu ở nhà nghỉ bình dân khoảng 200.000 đến 300.000VND/phòng/2 giường/ngày đêm.

Cũng có nhiều khu resort cao cấp hoặc các homestay tại Tràng An, Tam Cốc, Vân Long… để bạn có thể lựa chọn. Riêng tại vườn quốc gia Cúc Phương, bạn có thể nghỉ ở nhà sàn hoặc các khu du lịch suối khoáng lân cận.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 10

Lộ trình cụ thể

Nếu có thời gian, bạn nên dành ra khoảng 3 ngày cho tour khám phá toàn bộ các điểm tham quan kể trên; nếu gấp gáp hơn thì 2 ngày cũng có thể thưởng thức đủ nhưng sẽ vất vả hơn. Ở đây, Đẹp đưa ra lộ trình 3 ngày cho điểm du lịch tại Ninh Bình.

Ngày 1: Di chuyển từ Hà Nội tới thành phố Ninh Bình, có thể thăm cố đô Hoa Lư khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó di chuyển tới Tràng An và đi thuyền thăm các hang động khoảng 3-4 giờ.

Sau đó, bạn có thể ăn trưa ngay tại khu bến thuyền Tràng An và di chuyển tới Bái Đính và thăm thú các ngôi chùa nơi đây. Tối nên quay về thành phố Ninh Bình nghỉ ngơi cho thoải mái.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 11

Ngày 2: Từ thành phố Ninh Bình xuất phát đi Tam Cốc và đi thuyền dọc dòng Ngô Đồng để qua hang Cả, hang Hai và hang Ba.

Bạn cũng có thể vào khu chùa Bích Động, khu Thung Nham ở gần đó hoặc leo lên đài quan sát ở hang Múa để ngắm toàn cảnh cánh đồng lúa và dòng sông Ngô Đồng. Buổi chiều, bạn có thể di chuyển xuống nhà thờ Phát Diệm sau đó quay lại Ninh Bình ngủ hoặc vào vườn quốc gia Cúc Phương.

Ngày 3: Thăm thú cảnh vật, tắm khoáng hoặc đi bộ vào rừng Cúc Phương nơi có hang người xưa, cây chò ngàn năm, hoạt động chèo thuyền… Buổi chiều, lên đường trở về Hà Nội.

Những điều cần lưu ý

- Luôn tuân thủ luật an toàn giao thông khi di chuyển trên đường.
- Luôn mặc áo phao và làm theo lời cảnh báo cũng như những chú ý tại mỗi điểm tham quan.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 12

- Nếu đi vào mùa Hè, cần mang theo mũ hoặc ô để chống nắng, thuốc chống muỗi, côn trùng và một ít nước uống bù khoáng khi leo núi.
- Luôn hỏi giá cả các mặt hàng, kể cả đồ ăn uống trước khi dùng; tiền vé tham quan và thuê thuyền là cố định. Bạn cũng có thể trả thêm một khoản tiền nhỏ cho những người lái thuyền để có thời gian thăm thú lâu hơn (điều này không bắt buộc).
- Máy ảnh và các thiết bị kỹ thuật số cần được dùng cẩn thận, tránh nước khi đi thuyền hoặc bị rơi vỡ.

Bí kíp đi du lịch ở Ninh Bình giữa “mùa vàng” Tam Cốc ảnh 13
(Đẹp/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục