Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ vừa công bố báo cáo điều tra mới nhất về các thành phố trên toàn cầu.
Kết quả điều tra cho thấy, những hậu quả do sự ấm lên toàn cầu gây ra như mặt nước biển dâng cao, hiện tượng sóng nhiệt đang gây ảnh hưởng tới các thành phố, tuy nhiên, đa phần chưa có biện pháp để đối phó với hiện tượng này.
Báo cáo chỉ ra ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu đối với hàng tỷ dân sống tại các thành phố trên khắp thế giới là điều không thể coi nhẹ. Ảnh hưởng này thể hiện rõ nét nhất đối với cư dân sống tại các thành phố phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là các cư dân tại các thành phố mới nổi ở những nước đang phát triển.
Điều tra phát hiện, còn tồn tại hai điểm bất cập trong việc ứng phó với sự ấm lên toàn cầu của nhiều thành phố. Một là, thiếu biện pháp cụ thể trong việc ứng phó tích cực với sự ấm lên toàn cầu. Hai là, chưa giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu khí và khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Báo cáo cho biết do các thành phố có mật độ kiến trúc dày đặc, vì vậy dân cư thành phố rất dễ bị tổn thương khi xảy ra các thảm họa thiên nhiên. Trong khi đó, xu thế ấm lên toàn cầu lại càng làm gia tăng sự đe dọa tiềm tàng của nguy cơ này, chẳng hạn như mưa bão và hiện tượng nước biển dâng cao có thể nhấn chìm thành phố.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều thành phố chưa có biện pháp đối phó tương ứng là vì tốc độ thành thị hóa diễn ra quá nhanh, nhà chức trách bận rộn với nhiều công việc, qua đó coi nhẹ vấn đề vệ sinh và tiêu chuẩn an toàn./.
Kết quả điều tra cho thấy, những hậu quả do sự ấm lên toàn cầu gây ra như mặt nước biển dâng cao, hiện tượng sóng nhiệt đang gây ảnh hưởng tới các thành phố, tuy nhiên, đa phần chưa có biện pháp để đối phó với hiện tượng này.
Báo cáo chỉ ra ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu đối với hàng tỷ dân sống tại các thành phố trên khắp thế giới là điều không thể coi nhẹ. Ảnh hưởng này thể hiện rõ nét nhất đối với cư dân sống tại các thành phố phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là các cư dân tại các thành phố mới nổi ở những nước đang phát triển.
Điều tra phát hiện, còn tồn tại hai điểm bất cập trong việc ứng phó với sự ấm lên toàn cầu của nhiều thành phố. Một là, thiếu biện pháp cụ thể trong việc ứng phó tích cực với sự ấm lên toàn cầu. Hai là, chưa giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu khí và khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Báo cáo cho biết do các thành phố có mật độ kiến trúc dày đặc, vì vậy dân cư thành phố rất dễ bị tổn thương khi xảy ra các thảm họa thiên nhiên. Trong khi đó, xu thế ấm lên toàn cầu lại càng làm gia tăng sự đe dọa tiềm tàng của nguy cơ này, chẳng hạn như mưa bão và hiện tượng nước biển dâng cao có thể nhấn chìm thành phố.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều thành phố chưa có biện pháp đối phó tương ứng là vì tốc độ thành thị hóa diễn ra quá nhanh, nhà chức trách bận rộn với nhiều công việc, qua đó coi nhẹ vấn đề vệ sinh và tiêu chuẩn an toàn./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)