Các doanh nghiệp sữa lại một lần nữa đua nhau ngầm tăng giá với lý do, hiện nay giá cả đầu vào đều tăng theo giá xăng, giá điện. Đợt này, giá sữa tăng từ 6-8% và sữa nội lại dẫn đầu trong việc tăng giá.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá sữa đã tăng hai lần, ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình vì từ lâu sữa là mặt hàng thiết yếu.
Lận đận khi sữa tăng giá
Chưa kịp in mới, hiện các bảng giá sữa tại các cửa hàng sữa ở Hà Nội chỉ được dán các mẫu giấy in tạm bợ với giá mới. Sữa Dulac gold 400gram (Malaiia) tăng từ 167.000 lên 175.000 đồng/ hộp; Physolac 400gram (Pháp) tăng từ 163.000 lên 167.000 đồng/ hộp.
Còn sữa Dealac anpha 900gram của Công ty sữa Vinamilk tăng từ 128.000 lên 136.000 đồng/hộp và giá bán các sản phẩm sữa chua uống, sữa bột, sữa đặc tăng thêm 6%; các loại sữa chua ăn và sữa tươi mức tăng là 3%...
Việc tăng giá sữa sẽ không có tác động gì tới gia đình có thu nhập cao nhưng sẽ rất ảnh hưởng tới gia đình có thu nhập thấp vì hàng tháng họ lại phải bỏ ra thêm một khoản tiền không nhỏ.
Chị Kiều Bích Liên, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) than thở hiện con nhỏ của chị quen dùng sữa Pedeasure 900gram với giá 360.000 đồng/hộp, nay giá đã lên tới 390.000 đồng/hộp. Trước đây, mỗi tháng con chị ăn ít nhất 6 hộp, mất hơn 2,2 triệu đồng thì nay mất gần 2,4 triệu đồng. Như vậy, chị sẽ phải bỏ thêm mỗi tháng gần 200.000 đồng để mua sữa cho con và điều đó lại làm thay đổi đáng kể kế hoạch chi tiêu hàng tháng đối với một gia đình có mức thu nhập thấp như gia đình chị.
Chấp nhận và tự tìm ra cách đối phó khi sữa tăng giá là cho con ăn ít đi hoặc đổi sang sữa khác rẻ tiền hơn nhưng không hợp với con mình hiện đang được các gia đình có thu nhập thấp và trung bình ở địa bàn thành phố áp dụng.
Bà Nguyễn Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) cho biết hiện công ty vẫn chưa tăng giá sữa nhưng trong tương lai gần cũng sẽ phải tăng. Tuy nhiên công ty sẽ không tăng giá cao như việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào, vì “sợ nhất là mất khách hàng.”
Theo bà Hương, nguyên liệu đầu vào tăng từ 40 đến 50% so với quý đầu năm 2009 và giá đường cũng tăng gần gấp đôi đã làm giá thành đầu vào của sản phẩm sữa bị đội lên, đó là chưa kể chi phí vận chuyển và giá điện cũng tăng.
Giải pháp nào ổn định giá sữa
Thông tư số 104/2008/TT-BTC ban hành ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính quy định giá sữa phải biến động tới 20% và liên tục trong vòng từ 15-20 ngày mới vào diện được bình ổn giá. Đối với các doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước nắm giữ tới 50% thì mới phải đăng ký giá bán và chịu sự quản lý giá của Nhà nước.
Thực tế cho thấy hai điều kiện này sẽ khó xảy ra vì các doanh nghiệp chỉ tăng nhỏ giọt và chia thời gian tăng giá trên 15 ngày. Điều đó đã làm cho sữa liên tục tăng giá từ đầu năm đến nay và chưa có gì chứng tỏ việc tăng giá sẽ còn ngừng lại..
Cũng theo bà Hương, hiện Nutifood không bị ảnh hưởng quy định trên vì công ty không có vốn Nhà nước.
Còn theo ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người Tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), hội đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi sự bất hợp lý về giá sữa như đề nghị quản lý chặt về giá cả nhưng giá sữa vẫn tiếp tục tăng.
Hiện nay, khi giá sữa đang tăng, Bộ Tài chính mới tiến hành sửa đổi chính sách về quản lý giá đối với các nhóm mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong đó có mặt hàng sữa.
Khi đó, muốn điều chỉnh giá sữa các công ty kinh doanh mặt hàng này phải tính tới giá bán gồm các chi phí vận tải, thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu, chi phí quảng cáo kinh doanh hợp lý mới được tăng giá. Tuy nhiên đến khi nào việc sửa đổi này được thực thi thì người tiêu dùng còn phải chờ đợi và tiếp tục phải mua sữa với giá cao.
Vinastas đã góp ý kiến nhiều lần về giá sữa, ủng hộ phương án của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa nhưng thực tế hiện nay biện pháp này chưa có hiệu lực. Hội đề nghị Nhà nước có biện pháp hữu hiệu hơn để các công ty không lách được luật.
Để bình ổn giá sữa, ngoài những biện pháp như kiểm tra xem việc tăng giá của các doanh nghiệp có chính đáng hay không, các công ty trong nước cũng cần đi tiên phong trong việc bình ổn giá lần này./.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá sữa đã tăng hai lần, ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình vì từ lâu sữa là mặt hàng thiết yếu.
Lận đận khi sữa tăng giá
Chưa kịp in mới, hiện các bảng giá sữa tại các cửa hàng sữa ở Hà Nội chỉ được dán các mẫu giấy in tạm bợ với giá mới. Sữa Dulac gold 400gram (Malaiia) tăng từ 167.000 lên 175.000 đồng/ hộp; Physolac 400gram (Pháp) tăng từ 163.000 lên 167.000 đồng/ hộp.
Còn sữa Dealac anpha 900gram của Công ty sữa Vinamilk tăng từ 128.000 lên 136.000 đồng/hộp và giá bán các sản phẩm sữa chua uống, sữa bột, sữa đặc tăng thêm 6%; các loại sữa chua ăn và sữa tươi mức tăng là 3%...
Việc tăng giá sữa sẽ không có tác động gì tới gia đình có thu nhập cao nhưng sẽ rất ảnh hưởng tới gia đình có thu nhập thấp vì hàng tháng họ lại phải bỏ ra thêm một khoản tiền không nhỏ.
Chị Kiều Bích Liên, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) than thở hiện con nhỏ của chị quen dùng sữa Pedeasure 900gram với giá 360.000 đồng/hộp, nay giá đã lên tới 390.000 đồng/hộp. Trước đây, mỗi tháng con chị ăn ít nhất 6 hộp, mất hơn 2,2 triệu đồng thì nay mất gần 2,4 triệu đồng. Như vậy, chị sẽ phải bỏ thêm mỗi tháng gần 200.000 đồng để mua sữa cho con và điều đó lại làm thay đổi đáng kể kế hoạch chi tiêu hàng tháng đối với một gia đình có mức thu nhập thấp như gia đình chị.
Chấp nhận và tự tìm ra cách đối phó khi sữa tăng giá là cho con ăn ít đi hoặc đổi sang sữa khác rẻ tiền hơn nhưng không hợp với con mình hiện đang được các gia đình có thu nhập thấp và trung bình ở địa bàn thành phố áp dụng.
Bà Nguyễn Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) cho biết hiện công ty vẫn chưa tăng giá sữa nhưng trong tương lai gần cũng sẽ phải tăng. Tuy nhiên công ty sẽ không tăng giá cao như việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào, vì “sợ nhất là mất khách hàng.”
Theo bà Hương, nguyên liệu đầu vào tăng từ 40 đến 50% so với quý đầu năm 2009 và giá đường cũng tăng gần gấp đôi đã làm giá thành đầu vào của sản phẩm sữa bị đội lên, đó là chưa kể chi phí vận chuyển và giá điện cũng tăng.
Giải pháp nào ổn định giá sữa
Thông tư số 104/2008/TT-BTC ban hành ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính quy định giá sữa phải biến động tới 20% và liên tục trong vòng từ 15-20 ngày mới vào diện được bình ổn giá. Đối với các doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước nắm giữ tới 50% thì mới phải đăng ký giá bán và chịu sự quản lý giá của Nhà nước.
Thực tế cho thấy hai điều kiện này sẽ khó xảy ra vì các doanh nghiệp chỉ tăng nhỏ giọt và chia thời gian tăng giá trên 15 ngày. Điều đó đã làm cho sữa liên tục tăng giá từ đầu năm đến nay và chưa có gì chứng tỏ việc tăng giá sẽ còn ngừng lại..
Cũng theo bà Hương, hiện Nutifood không bị ảnh hưởng quy định trên vì công ty không có vốn Nhà nước.
Còn theo ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người Tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), hội đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi sự bất hợp lý về giá sữa như đề nghị quản lý chặt về giá cả nhưng giá sữa vẫn tiếp tục tăng.
Hiện nay, khi giá sữa đang tăng, Bộ Tài chính mới tiến hành sửa đổi chính sách về quản lý giá đối với các nhóm mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong đó có mặt hàng sữa.
Khi đó, muốn điều chỉnh giá sữa các công ty kinh doanh mặt hàng này phải tính tới giá bán gồm các chi phí vận tải, thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu, chi phí quảng cáo kinh doanh hợp lý mới được tăng giá. Tuy nhiên đến khi nào việc sửa đổi này được thực thi thì người tiêu dùng còn phải chờ đợi và tiếp tục phải mua sữa với giá cao.
Vinastas đã góp ý kiến nhiều lần về giá sữa, ủng hộ phương án của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa nhưng thực tế hiện nay biện pháp này chưa có hiệu lực. Hội đề nghị Nhà nước có biện pháp hữu hiệu hơn để các công ty không lách được luật.
Để bình ổn giá sữa, ngoài những biện pháp như kiểm tra xem việc tăng giá của các doanh nghiệp có chính đáng hay không, các công ty trong nước cũng cần đi tiên phong trong việc bình ổn giá lần này./.
Thảo Nguyên-Thúy Hằng (Vietnam+)