Theo báo Công dân Ottawa ngày 27/10, Chính phủ Canada có kế hoạch đầu tư 477 triệu đôla Canada để tham gia một chương trình vệ tinh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Phát biểu với báo giới, ông Daniel Blouin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Canada, cho biết lực lượng vũ trang nước này đã xác định cần cải thiện các khả năng liên lạc.
Ông Blouin nói: "Những nỗ lực của Canada tại Afghanistan và Libya cho thấy việc trao đổi thông tin giữa tổng hành dinh và các đơn vị được triển khai là quan trọng trong tác chiến hiện đại."
Hệ thống Vệ tinh toàn cầu băng thông rộng được Bộ Quốc phòng Mỹ quảng cáo là một hệ thống liên lạc "cho các máy bay chiến đấu của Mỹ, các đồng minh và các đối tác liên minh trong tất cả các cấp độ xung đột, trừ một cuộc chiến tranh hạt nhân."
Hệ thống này gồm chín vệ tinh quân sự trên bầu trời ở các khu vực khác nhau của thế giới, sẵn sàng cung cấp dải tần băng thông rộng cho các lực lượng của Mỹ và các đồng minh ở bất cứ nơi nào họ tác chiến.
Trước Canada, năm 2007, Australia đã đồng ý đóng góp hơn 800 triệu USD để tham gia hệ thống này. New Zealand, Luxembourg, Đan Mạch và Hà Lan cũng đã tỏ ý muốn tham gia dự án.
Vệ tinh thứ nhất của hệ thống trên đã bắt đầu hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương từ tháng 4/2008; vệ tinh thứ hai bao phủ khu vực Trung Đông và Afghanistan hoạt động từ tháng 6/2009 và vệ tinh thứ ba bao quát Đại Tây Dương đã hoạt động từ tháng 3/2010./.
Phát biểu với báo giới, ông Daniel Blouin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Canada, cho biết lực lượng vũ trang nước này đã xác định cần cải thiện các khả năng liên lạc.
Ông Blouin nói: "Những nỗ lực của Canada tại Afghanistan và Libya cho thấy việc trao đổi thông tin giữa tổng hành dinh và các đơn vị được triển khai là quan trọng trong tác chiến hiện đại."
Hệ thống Vệ tinh toàn cầu băng thông rộng được Bộ Quốc phòng Mỹ quảng cáo là một hệ thống liên lạc "cho các máy bay chiến đấu của Mỹ, các đồng minh và các đối tác liên minh trong tất cả các cấp độ xung đột, trừ một cuộc chiến tranh hạt nhân."
Hệ thống này gồm chín vệ tinh quân sự trên bầu trời ở các khu vực khác nhau của thế giới, sẵn sàng cung cấp dải tần băng thông rộng cho các lực lượng của Mỹ và các đồng minh ở bất cứ nơi nào họ tác chiến.
Trước Canada, năm 2007, Australia đã đồng ý đóng góp hơn 800 triệu USD để tham gia hệ thống này. New Zealand, Luxembourg, Đan Mạch và Hà Lan cũng đã tỏ ý muốn tham gia dự án.
Vệ tinh thứ nhất của hệ thống trên đã bắt đầu hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương từ tháng 4/2008; vệ tinh thứ hai bao phủ khu vực Trung Đông và Afghanistan hoạt động từ tháng 6/2009 và vệ tinh thứ ba bao quát Đại Tây Dương đã hoạt động từ tháng 3/2010./.
(Vietnam+)