Vụ Quản lý Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sáng 28/3 Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên nhằm tăng cung vàng miếng trên thị trường và tham gia thị trường với tư cách người mua bán cuối cùng.
Theo đó, tổng lượng vàng đem ra đấu thầu là 26.000 lượng, tổng khối lượng trúng thầu là 2.000 lượng, giá trúng thầu là 43,81 triệu đồng/lượng - bằng mức giá chào bán và cao hơn giá bán trên thị trường 110 nghìn đồng/lượng.
Tham gia đấu thầu có 21 tổ chức là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên chỉ có 2 thành viên trúng thầu là ACB và Phú Quý.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy trình đấu thầu được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 về Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Thông tư 06 quy định về thời hạn thanh toán và giao vàng thì 2 thành viên trúng thầu trong buổi sáng hôm nay sẽ phải thanh toán tiền mua vàng cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất là ngày mai (29/3) và Ngân hàng Nhà nước sẽ giao vàng cho 2 đơn vị chậm nhất là vào ngày 30/3.
Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, trên cơ sở đánh giá, phân tích diễn biến của thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu bán vàng miếng trong thời gian tới để tăng cung vàng miếng nhằm bình ổn thị trường vàng theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ.
Là một trong hai doanh nghiệp trúng thầu, đại diện Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý cho biết, con số 26.000 lượng vàng SJC được chào bán trong phiên đầu tiên là vừa đủ để điều tiết thị trường trong thời điểm hiện tại, bởi thời gian gần đây thị trường giao dịch rất ảm đạm, chủ yếu là khách mua lẻ số lượng ít 1-2 lượng. Do đó, bất cứ một số lượng vàng nào được tung ra thị trường cũng khiến thị trường thoát khỏi cảnh ảm đạm hiện nay.
Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn tại Hà Nội lại tỏ ra khá thất vọng với mức giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra chào thầu sáng nay. Một lãnh đạo của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam bày tỏ quan điểm: Mục đích đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước là đúng, giúp tăng nguồn cung vàng SJC, bình ổn thị trường và đặc biệt là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, muốn can thiệp thị trường thì phải có mức giá sát với giá thế giới cộng với chi phí, thuế.
Theo lãnh đạo này, thời điểm hôm nay, giá vàng thế giới quy đổi chưa tới 41 triệu đồng/lượng thì giá sàn của Ngân hàng Nhà nước chỉ cần đến 42 triệu đồng/lượng.
Vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, trước hết, quy mô 26.000 lượng được cho là rất lớn khi mà hầu hết các thành viên tham gia đều rất thận trọng, nhất là với diễn biến giá đang diễn biến phức tạp những ngày qua.
“Ngân hàng Nhà nước tham gia bình ổn thị trường chứ không bình ổn giá, đặc biệt là không để bù bỗ cho ai cả. Việc xác định giá được tính toán để đảm bảo nhiều yêu cầu, đảm bảo lợi ích của Nhà nước mà ở đây là dự trữ ngoại hối, là tài sản của Nhà nước. Điều quan trọng nhất hiện nay là thị trường thiếu cung, Ngân hàng Nhà nước tạo cung cho thị trường,” vị lãnh đạo trên nói.
Trong khi đó, thị trường vàng trong nước đã phản ứng rất nhanh với những thông tin đầu tiên lọt ra từ phiên đấu thầu. Giá niêm yết tại các doanh nghiệp nhanh chóng tăng thêm vài trăm nghìn đồng. Nếu như Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn mở cửa với giá 43,35-43,48 triệu đồng một lượng thì tới gần 10h, giá ở đây đã là 43,5-43,7 triệu đồng.
So với thế giới, giá vàng trong nước hiện cao hơn 3,2 triệu đồng/lượng, rộng hơn khoảng cách của sáng nay 100 nghìn đồng./.
Theo đó, tổng lượng vàng đem ra đấu thầu là 26.000 lượng, tổng khối lượng trúng thầu là 2.000 lượng, giá trúng thầu là 43,81 triệu đồng/lượng - bằng mức giá chào bán và cao hơn giá bán trên thị trường 110 nghìn đồng/lượng.
Tham gia đấu thầu có 21 tổ chức là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên chỉ có 2 thành viên trúng thầu là ACB và Phú Quý.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy trình đấu thầu được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 về Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Thông tư 06 quy định về thời hạn thanh toán và giao vàng thì 2 thành viên trúng thầu trong buổi sáng hôm nay sẽ phải thanh toán tiền mua vàng cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất là ngày mai (29/3) và Ngân hàng Nhà nước sẽ giao vàng cho 2 đơn vị chậm nhất là vào ngày 30/3.
Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, trên cơ sở đánh giá, phân tích diễn biến của thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu bán vàng miếng trong thời gian tới để tăng cung vàng miếng nhằm bình ổn thị trường vàng theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ.
Là một trong hai doanh nghiệp trúng thầu, đại diện Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý cho biết, con số 26.000 lượng vàng SJC được chào bán trong phiên đầu tiên là vừa đủ để điều tiết thị trường trong thời điểm hiện tại, bởi thời gian gần đây thị trường giao dịch rất ảm đạm, chủ yếu là khách mua lẻ số lượng ít 1-2 lượng. Do đó, bất cứ một số lượng vàng nào được tung ra thị trường cũng khiến thị trường thoát khỏi cảnh ảm đạm hiện nay.
Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn tại Hà Nội lại tỏ ra khá thất vọng với mức giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra chào thầu sáng nay. Một lãnh đạo của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam bày tỏ quan điểm: Mục đích đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước là đúng, giúp tăng nguồn cung vàng SJC, bình ổn thị trường và đặc biệt là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, muốn can thiệp thị trường thì phải có mức giá sát với giá thế giới cộng với chi phí, thuế.
Theo lãnh đạo này, thời điểm hôm nay, giá vàng thế giới quy đổi chưa tới 41 triệu đồng/lượng thì giá sàn của Ngân hàng Nhà nước chỉ cần đến 42 triệu đồng/lượng.
Vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, trước hết, quy mô 26.000 lượng được cho là rất lớn khi mà hầu hết các thành viên tham gia đều rất thận trọng, nhất là với diễn biến giá đang diễn biến phức tạp những ngày qua.
“Ngân hàng Nhà nước tham gia bình ổn thị trường chứ không bình ổn giá, đặc biệt là không để bù bỗ cho ai cả. Việc xác định giá được tính toán để đảm bảo nhiều yêu cầu, đảm bảo lợi ích của Nhà nước mà ở đây là dự trữ ngoại hối, là tài sản của Nhà nước. Điều quan trọng nhất hiện nay là thị trường thiếu cung, Ngân hàng Nhà nước tạo cung cho thị trường,” vị lãnh đạo trên nói.
Trong khi đó, thị trường vàng trong nước đã phản ứng rất nhanh với những thông tin đầu tiên lọt ra từ phiên đấu thầu. Giá niêm yết tại các doanh nghiệp nhanh chóng tăng thêm vài trăm nghìn đồng. Nếu như Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn mở cửa với giá 43,35-43,48 triệu đồng một lượng thì tới gần 10h, giá ở đây đã là 43,5-43,7 triệu đồng.
So với thế giới, giá vàng trong nước hiện cao hơn 3,2 triệu đồng/lượng, rộng hơn khoảng cách của sáng nay 100 nghìn đồng./.
Minh Thúy (Vietnam+)