Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa lên tiếng kêu gọi triển khai thêm các biện pháp để đối phó với tình trạng lạm phát cao.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Tây tuần trước, ông Ôn Gia Bảo cho rằng những biện pháp kiểm soát giá cần được thực hiện ngay ở cấp cơ sở.
Tháng 9/2011, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2010, trong khi hồi tháng 7/2011, mức tăng này là 6,5% - mức cao nhất trong hơn 3 năm qua.
Trong năm vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách để ghìm bớt tốc độ "chạy" của giá, như hạn chế tiền mà các ngân hàng có thể cho vay và nâng lãi suất 5 lần kể từ tháng 10/2010.
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát giá thực phẩm bằng cách đảm bảo nguồn cung, tăng dự trữ các lương thực chủ lực, và giảm chi phí vận chuyển lương thực từ nhà sản xuất tới thị trường.
Giá thực phẩm là mối quan ngại đặc biệt tại Trung Quốc, trong bối cảnh thực phẩm chiếm hơn 1/3 chi tiêu hàng tháng của người dân nước này. Trong tháng 9/2011, lạm phát giá thực phẩm tăng 13,4% so với tháng 9/2010, và không thay đổi so với tháng 8/2011.
Các chuyên gia phân tích dự báo giá thực phẩm sẽ dịu đi vào cuối năm nay, khi nguồn cung thịt lợn nhiều lên và vụ ngũ cốc bội thu. Ông cho biết, những biện pháp nhằm kiểm soát giá bất động sản sẽ vẫn được duy trì, bất chấp những mối lo rằng những biện pháp này sẽ "khóa" lại nguồn tài chính chủ chốt đối với các chính quyền địa phương đang trong cảnh "kẹt" tiền mặt.
Kể từ đầu năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã cấm người mua nhà được mua ngôi nhà thứ hai tại một số thành phố, đồng thời nâng mức tối thiểu của số tiền thanh toán đợt đầu đối với người mua nhà và đánh thuế bất động sản ở Thượng Hải và Trùng Khánh. Trung Quốc cũng lên kế hoạch đầu tư hơn 700 tỷ USD vào các dự án nhà giá rẻ, xây mới hoặc hoặc nâng cấp 36 triệu căn nhà trong 5 năm tới.
Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức về cân đối giữa duy trì tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Trong quý 3/2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống 9,1% - mức yếu nhất trong hơn 2 năm qua./.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Tây tuần trước, ông Ôn Gia Bảo cho rằng những biện pháp kiểm soát giá cần được thực hiện ngay ở cấp cơ sở.
Tháng 9/2011, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2010, trong khi hồi tháng 7/2011, mức tăng này là 6,5% - mức cao nhất trong hơn 3 năm qua.
Trong năm vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách để ghìm bớt tốc độ "chạy" của giá, như hạn chế tiền mà các ngân hàng có thể cho vay và nâng lãi suất 5 lần kể từ tháng 10/2010.
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát giá thực phẩm bằng cách đảm bảo nguồn cung, tăng dự trữ các lương thực chủ lực, và giảm chi phí vận chuyển lương thực từ nhà sản xuất tới thị trường.
Giá thực phẩm là mối quan ngại đặc biệt tại Trung Quốc, trong bối cảnh thực phẩm chiếm hơn 1/3 chi tiêu hàng tháng của người dân nước này. Trong tháng 9/2011, lạm phát giá thực phẩm tăng 13,4% so với tháng 9/2010, và không thay đổi so với tháng 8/2011.
Các chuyên gia phân tích dự báo giá thực phẩm sẽ dịu đi vào cuối năm nay, khi nguồn cung thịt lợn nhiều lên và vụ ngũ cốc bội thu. Ông cho biết, những biện pháp nhằm kiểm soát giá bất động sản sẽ vẫn được duy trì, bất chấp những mối lo rằng những biện pháp này sẽ "khóa" lại nguồn tài chính chủ chốt đối với các chính quyền địa phương đang trong cảnh "kẹt" tiền mặt.
Kể từ đầu năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã cấm người mua nhà được mua ngôi nhà thứ hai tại một số thành phố, đồng thời nâng mức tối thiểu của số tiền thanh toán đợt đầu đối với người mua nhà và đánh thuế bất động sản ở Thượng Hải và Trùng Khánh. Trung Quốc cũng lên kế hoạch đầu tư hơn 700 tỷ USD vào các dự án nhà giá rẻ, xây mới hoặc hoặc nâng cấp 36 triệu căn nhà trong 5 năm tới.
Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức về cân đối giữa duy trì tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Trong quý 3/2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống 9,1% - mức yếu nhất trong hơn 2 năm qua./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)