Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói rằng Washington sẽ theo dõi xem Bình Nhưỡng có kiên quyết từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này và mọi thứ liên quan đến nó hay không.
Hai thượng nghị sỹ Mỹ đã tìm cách tiếp tục gây sức ép với Triều Tiên bằng cách tái giới thiệu một dự luật áp đặt các lệnh trừng phạt với bất kỳ ngân hàng nào giao dịch với Bình Nhưỡng.
Trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban cấm vận Triều Tiên, Đại sứ Đức Christoph Heusgen khẳng định không có lý do gì để thay đổi cơ chế cấm vận đối với Bình Nhưỡng trong vài tuần hay vài tháng tới.
Triều Tiên hiện đang phải chịu khoảng 11 biện pháp trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến 4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính.
Trung Quốc rất tích cực vận động Mỹ nới lỏng các lệnh cấm vận đối với Triều Tiên, trong khi đó, Nga cũng muốn Liên hợp quốc nới lỏng cấm vận với Triều Tiên.
Ba tổ chức quốc tế sẽ vận chuyển vào Triều Tiên lương thực, nước sạch, các vật phẩm giúp sản xuất, bảo quản hạt giống; bộ dụng cụ tẩy rửa, bộ kiểm tra nhanh phóng xạ, thiết bị viễn thông vô tuyến.
Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris nhấn mạnh các lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ tiếp tục được thực hiện nếu nước này không thực thi cam kết phi hạt nhân hóa.
Liên hợp quốc chấp thuận yêu cầu của tổ chức Handicap International, cho phép các chuyến tàu chở thiết bị cho dự án của nhóm này tới Triều Tiên nhằm giảm tỷ lệ trẻ em bị khuyết tật.
Ông John Bolton tuyên bố rằng Mỹ cần một tín hiệu ý nghĩa từ Triều Tiên, thể hiện rằng nước này có quyết tâm mang tính chiến lược về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Một tờ nhật báo Hàn Quốc đưa tin Mỹ đã bày tỏ sự dè dặt về việc Hàn Quốc sẽ chuyển 200.000 liều thuốc Tamiflu cho Triều Tiên, song Bộ thống nhất Hàn Quốc đã bác bỏ thông tin này.
Nghị sỹ đảng đối lập Hàn Quốc khẳng định một lô than của Triều Tiên đã được đưa vào Hàn Quốc qua cảng Pohang trong tháng Hai năm ngoái, song Cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã không phát hiện ra.
Tờ Rodong Sinmun bày tỏ sự giận dữ với việc các dự án kinh tế xuyên biên giới chỉ đạt tiến triển hạn chế giữa lúc Bình Nhưỡng hứng chịu lệnh trừng phạt quốc tế.
Các lệnh trừng phạt khiến Triều Tiên thiếu vắcxin, thuốc kháng sinh, các bộ thử nghiệm nhanh, trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên y tế dẫn đến việc bùng nổ bệnh dịch từ đầu năm 2018.
Triều Tiên ngày 20/12 tuyên bố việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với họ là "tiêu chuẩn" cho việc xác định liệu Mỹ có thực sự theo đuổi phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên hay không.
Đại sứ Hàn Quốc tại Nga Woo Yoon-keun tuyên bố Seoul vẫn chưa bắt đầu thảo luận với Moskva về vấn đề nới lỏng trừng phạt đối với Triều Tiên do tiến trình phi hạt nhân hóa chưa có tiến triển.
Theo ông Putin, tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang có diễn biến tích cực, song việc đòi hỏi những sự nhượng bộ đơn phương từ phía Bình Nhưỡng có thể gây ảnh hưởng tới các thỏa thuận đạt được.
Quỹ Eugene Bell cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) đã chấp thuận miễn trừng phạt nhóm cứu trợ nhân đạo của Mỹ này để nhóm có thể cung cấp hỗ trợ y tế cho Triều Tiên.
Ngoài cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Trump bên lề hội nghị G20, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có kế hoạch hội đàm với lãnh đạo Hà Lan, Nam Phi về giảm nhẹ cấm vận Triều Tiên.
Quốc tế chưa sẵn sàng nới lỏng lệnh trừng phạt Triều Tiên nhằm thúc đẩy kế hoạch kết nối mạng lưới đường sắt giữa hai miền Triều Tiên, cho tới khi tiến trình phi hạt nhân hóa diễn ra hoàn toàn.
Đa số người Hàn Quốc cho rằng cần phải nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng để đẩy nhanh tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.