Cuộc họp sơ bộ bàn về việc xây dựng kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia cho Việt Nam

HÀ NỘI, VIỆT NAM / TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach –Ngày  31 tháng 7 năm 2019 – Tiến sĩ Santhi Kanoktanaporn, Tổng thư ký Tổ chức Năng suất châu Á (APO); Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh và Tiến sĩ Youngsun Koh, Giám đốc điều hành Viện Phát […]

HÀ NỘI, VIỆT NAM / TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach –Ngày  31 tháng 7 năm 2019 – Tiến sĩ Santhi Kanoktanaporn, Tổng thư ký Tổ chức Năng suất châu Á (APO); Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh và Tiến sĩ Youngsun Koh, Giám đốc điều hành Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã tham dự một cuộc họp sơ bộ tại Hà Nội vào ngày 26 tháng 7 năm 2019 để thảo luận về cách phát triển Kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia cho Việt Nam. Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng (STAMEQ) và Viện Năng suất Quốc gia Việt Nam (VNPI) cũng tham gia cuộc họp này. 

Tiến sĩ Youngsun Koh, Giám đốc điều hành KDI (trong ảnh thứ 3 từ trái sang); Tiến sĩ Santhi Kanoktanaporn, Tổng thư ký APO (thứ 4 từ trái sang); Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh (thứ 5 từ trái sang); Tiến sĩ Hà Minh Hiệp, Phó tổng cục trưởng STAMEQ (thứ 6 từ trái sang) và các thành viên khác tham gia cuộc họp sơ bộ ngày 26/7/2019 tại Hà Nội (Ảnh: Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Tiến sĩ Santhi Kanoktanaporn, Tổng thư ký APO giải thích về kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia đã được thực hiện như thế nào cho Bangladesh, Campuchia và Fiji và lý do APO hỗ trợ cho các nước thành viên trong việc soạn thảo các kế hoạch đó. Ông cũng báo cáo về Trung tâm Xuất sắc (Centers of Excellence – COE) APO ở Đài Loan, Ấn Độ và Singapore. Ông nhận thức rõ về việc Việt Nam hy vọng sẽ thành lập một COE đổi mới trong tương lai. Vị Tổng thư ký APO đã giới thiệu ngắn gọn về KDI, vốn được xếp hạng trong số 6 viện nghiên cứu, tư vấn chính sách ảnh hưởng nhất trên toàn thế giới bên ngoài nước Mỹ và được đánh giá cao trong số các nền kinh tế lớn của châu Á. Tiến sĩ Youngsun Koh, Giám đốc điều hành Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã mô tả cách KDI dự kiến sẽ làm việc với STAMEQ, VNPI, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các bên liên quan lớn khác để tạo ra một kế hoạch tổng thể quốc gia hiệu quả cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh đã cảm ơn Tiến sĩ Santhi Kanoktanaporn về sự hỗ trợ của APO, đặc biệt là sự hỗ trợ trực tiếp của cá nhân Tiến sĩ. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu: “Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm sâu sắc đến năng suất và đổi mới, vì đó là hai yếu tố chính trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam cho giai đoạn 2020–2030. Sau khi thành lập Bộ phận đổi mới của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các điều kiện cho việc thành lập COE về đổi mới là rất thuận lợi. STAMEQ, VNPI và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ để đạt được mục tiêu đó”.

Tiến sĩ Santhi Kanoktanaporn nhấn mạnh rằng, việc soạn thảo một kế hoạch tổng thể chỉ chiếm 15% thành công, trong khi việc thực hiện hiệu quả chiếm tới 85% còn lại. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đồng ý với nhận định đó và chỉ ra rằng, tất cả các bên liên quan phải hợp tác chặt chẽ để đạt được kết quả như mong muốn.

Tổng thư ký APO đã cảm ơn Tiến sĩ Hà Minh Hiệp, Phó tổng cục trưởng STAMEQ và bà Nguyễn Thu Hiền, Phó viện trưởng VNPI đã sắp xếp cuộc họp và hy vọng rằng, STAMEQ và VNPI sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, KDI và APO về việc phát triển và triển khai Kế hoạch tổng thể.

Thông tin về APO

Tổ chức Năng suất châu Á (APO) là một tổ chức liên chính phủ cam kết cải thiện năng suất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Được thành lập vào năm 1961, APO đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của khu vực, thông qua các dịch vụ tư vấn chính sách, hoạt động như một cơ quan cố vấn chính sách cấp cao và thực hiện các sáng kiến thông minh trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và công cộng. APO đang định hình tương lai của khu vực bằng cách hỗ trợ các nền kinh tế thành viên xây dựng chiến lược quốc gia nhằm nâng cao năng suất và thông qua một loạt các nỗ lực xây dựng năng lực thể chế, bao gồm nghiên cứu và trung tâm xuất sắc ở các nước thành viên.

Các thành viên APO hiện tại là: Bangladesh, Campuchia, Đài Loan, Fiji, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục