Đại chiến kiềm dầu: Nên dùng giấy thấm dầu hay phấn phủ?

Khi bã nhờn trên da không được kiểm soát, lớp trang điểm của bạn dễ bị loang lổ, khuôn mặt trở nên kém rạng rỡ, lớp kem nền bị xuống tông.

Khi bã nhờn trên da không được kiểm soát, lớp trang điểm của bạn dễ bị loang lổ, khuôn mặt trở nên kém rạng rỡ, lớp kem nền bị xuống tông.

Có hai phương án khắc phục phổ biến nhất mà cô nàng da dầu nào cũng biết đó là dùng giấy thấm dầu hoặc phấn phủ kiềm dầu. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng để bạn có thể lựa chọn tùy xem sản phẩm nào tiện lợi hơn với bản thân mình.

Phấn phủ kiềm dầu thường được gọi với cái tên ''blotting powder,'' khác với ''setting powder'' là phấn phủ giữ lớp trang điểm nói chung. Loại phấn này ngoài khả năng hút bớt dầu thừa, còn có thể làm mờ lỗ chân lông, khiến cho làn da nhìn có vẻ mịn màng hơn.

Trong khi phấn phủ “setting powder” có thể chia thành nhiều tông màu khác nhau, giống như kem nền, thì phấn kiềm dầu “blotting paper” thường trong suốt, không có màu, hoặc chỉ chia màu theo sắc tố ẩn (undertone) của da.

Đại chiến kiềm dầu: Nên dùng giấy thấm dầu hay phấn phủ? ảnh 1Phấn phủ kiềm dầu Fenty Beauty – Invisimatte Blotting Powder (32USD, khoảng 730.000 đồng).

Phấn phủ của Fenty Beauty tuy mới ra mắt nhưng đã kịp lọt “top” những sản phẩm kiềm dầu tốt nhất. Chất phấn này hoàn toàn không màu, vừa giúp làm mờ lỗ chân lông, vừa giữ lớp trang điểm bền bỉ, khuôn mặt luôn có vẻ tươi tỉnh sau cả ngày dài. Đặc biệt, phấn Fenty Beauty không để lại vệt trắng trên da, không khiến da bị mốc, không đọng vào nếp nhăn.

Đại chiến kiềm dầu: Nên dùng giấy thấm dầu hay phấn phủ? ảnh 2Phấn phủ kiềm dầu Becca – Blotting Perfector Setting Powder (38USD, khoảng 865.000 đồng).

Phấn phủ của Becca kiêm cả chức năng “setting” lẫn “blotting”, nhìn trong hộp có màu nhẹ nhưng khi thoa lên da thì hoàn toàn không màu. Chất phấn chứa các hạt silica siêu nhỏ, giúp kiềm dầu, để lại lớp nền mịn như nhung, không hề làm khô da và vẫn giữ được độ ẩm mịn tự nhiên của lớp trang điểm.

Đại chiến kiềm dầu: Nên dùng giấy thấm dầu hay phấn phủ? ảnh 3Phấn phủ kiềm dầu NYX – Blotting Powder (12USD, khoảng 270.000 đồng).

Phấn NYX là sản phẩm kiềm dầu được đánh giá tốt nhất trong các dòng phấn bình dân. Nó có bốn tông màu khác nhau. Loại phấn này còn hỗ trợ làm đều màu da, không để lại cảm giác mặt bị bự phấn sau khi trang điểm.


[Sáu loại kem lót có khả năng hô biến dấu vết lỗ chân lông]

So với phấn phủ kiềm dầu, giấy thấm dầu có vẻ tiện dụng và cơ động hơn. Chúng chỉ chịu trách nhiệm thấm hút bớt dầu thừa trên da, không làm ảnh hưởng đến lớp trang điểm, không cần phải dùng đến gương và cũng không yêu cầu kỹ thuật tán phấn siêu mịn.

Đại chiến kiềm dầu: Nên dùng giấy thấm dầu hay phấn phủ? ảnh 4Giấy thấm dầu Too Cool For School – Dinoplatz Dear Brachiosaurus Blotting Papers (8USD, khoảng 180.000 đồng).

Nhắc đến Too Cool For School, điều người ta nhớ nhất vẫn là những thiết kế bao bì được đầu tư kỹ càng. Hộp giấy thấm dầu Too Cool For School khi thoáng nhìn cũng “xịn sò” không kém gì một hộp phấn phủ, có hẳn một miếng bông phấn đi kèm để thao tác thấm dầu trở nên chuyên nghiệp hơn.

Giấy thấm dầu Too Cool For School rất đặc biệt, được làm từ 100% bột giấy dâu tằm - một sản phẩm thủ công lâu đời của Hàn Quốc. Giấy bột dâu tằm có khả năng thấm hút dầu thừa, bã nhờn mà không làm loang lớp trang điểm, hoàn toàn dịu nhẹ cho làn da.

Đại chiến kiềm dầu: Nên dùng giấy thấm dầu hay phấn phủ? ảnh 5Giấy thấm dầu Honest Beauty – Dependably Clear Blotting Sheets (9USD, khoảng 205.000 đồng).

Giấy thấm dầu Honest Beauty lại là một trong những sản phẩm giấy thấm dầu thuần tự nhiên nhất, được làm từ xơ giấy không qua tẩy trắng, không chứa hương liệu và chất bảo quản. Tính năng kiềm dầu của loại giấy này được đánh giá ở mức độ tốt, nó có thể cân bằng dầu thừa và làm sạch một phần bụi bẩn trên da.

Đại chiến kiềm dầu: Nên dùng giấy thấm dầu hay phấn phủ? ảnh 6Giấy thấm dầu Tatcha – Aburatorigami Japanese Blotting Papers (12USD, khoảng 270.000 đồng).

Bạn có thích cảm giác sau khi chặm miếng giấy thấm dầu lên mặt thì da hết bóng nhờn nhưng lại lấp lánh ánh vàng không? Hãy thử một lần sống theo phong cách sang chảnh đó khi dùng giấy thấm dầu của Tatcha nhé. Giấy thấm dầu Tatcha được làm bằng giấy xơ chuối - một loại giấy từng được dùng để bọc các lá vàng siêu mỏng trong nghệ thuật sơn mài Nhật Bản.

Các nàng geisha xưa kia đã phát hiện ra rằng chất giấy xơ chuối vừa mềm, vừa dai, có khả năng hút dầu tốt mà không làm hỏng lớp trang điểm, nên giấy xơ chuối đã được ứng dụng để thấm dầu mà không làm khô đi độ ẩm tự nhiên trên da. Sản phẩm của Tacha còn được bổ sung thêm một chút bụi vàng 23 karat để tôn vinh thêm làn da kiêu sa của người dùng.

Sau tất cả, liệu bạn đã biết được loại phấn phủ hoặc giấy thấm kiềm dầu mà mình đang ao ước là gì chưa?/.

(Đẹp/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục