Đại học Baptist Hồng Kông (HKBU) sẽ ra mắt “Dàn nhạc trí tuệ nhân tạo Turing” đầu tiên trên thế giới

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Ngày 9 tháng 8 năm 2022 – Đại học Baptist Hồng Kông (Hong Kong Baptist University – HKBU) vừa công bố sẽ sớm ra mắt của “Dàn nhạc trí tuệ nhân tạo Turing” đầu tiên trên thế giới. Đây được đánh giá như một cột mốc tiếp theo […]

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Ngày 9 tháng 8 năm 2022 – Đại học Baptist Hồng Kông (Hong Kong Baptist University – HKBU) vừa công bố sẽ sớm ra mắt của “Dàn nhạc trí tuệ nhân tạo Turing” đầu tiên trên thế giới. Đây được đánh giá như một cột mốc tiếp theo trong kế hoạch có tầm nhìn của HKBU nhằm mở rộng phạm vi và khám phá các cơ hội tiềm năng trong việc đồng sáng tạo nghệ thuật bởi con người và trí tuệ nhân tạo (AI).

Thông báo về sự ra mắt của Dàn nhạc AI Turing được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề quốc tế “Con người, Máy móc, Nghệ thuật, Sáng tạo: Quốc tế” (Human, Machine, Art, Creativity: International Symposium) do HKBU và Hội đồng Năng suất Hồng Kông (Hong Kong Productivity Council) đồng tổ chức. Tại đây, các nhà nghiên cứu và nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đến từ các học viện và ngành, lĩnh vực đã tập hợp để thảo luận về sự phát triển sáng tạo nghệ thuật cộng sinh giữa con người và AI.

Ông John Lee Ka-chiu (Lý Gia Siêu, Đặc khu trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông; ông Xu Jie, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc; Tiến sĩ Zhang Zhihua, Tổng giám đốc phụ trách Bộ phận Thanh niên của Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Trung Quốc tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã tham dự hội nghị và có các bài phát biểu. Giáo sư Sun Dong, Thư ký Đổi mới, Công nghệ và Công nghiệp của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã có bài diễn văn khai mạc hội nghị.

Các khách mời chính thức khác của buổi lễ khai mạc hội nghị gồm có Giáo sư James Tang Tuck-kong, Tổng thư ký Ủy ban Tài trợ đại học; bà Zhu Yihua, Phó tổng giám đốc, Tiểu văn phòng Tân Giới (New Territories) thuộc Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Trung Quốc tại Hồng Kông; ông Mohamed Butt, Giám đốc điều hành của Hội đồng Năng suất Hồng Kông; Tiến sĩ Clement Chen, Chủ tịch Hội đồng và Tòa án của HKBU; bà Rosanna Choi, Thủ quỹ của Hội đồng và Tòa án của HKBU; Giáo sư Alexander Wai, Chủ tịch kiêm Phó hiệu trưởng của HKBU; Giáo sư Guo Yike, Phó chủ tịch (Nghiên cứu và Phát triển) của HKBU; bà Christine Chow, Phó chủ tịch (Hành chính) kiêm Thư ký của HKBU; và Giáo sư Johnny M Poon, Phó giám đốc (Nghiên cứu liên ngành) của HKBU.

Trong bài phát biểu của mình, ông Lý Gia Siêu, Đặc khu trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông nêu rõ: “Với cam kết phát hiện và nuôi dưỡng các công nghệ mới và ý tưởng lớn, Đại học Baptist Hồng Kông là đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và phát triển toàn diện cho công nghệ nghệ thuật. Dự án tiên phong và sáng tạo Xây dựng Công nghệ nền tảng cho sự sáng tạo cộng sinh (symbiotic creativity) ở Hồng Kông được tài trợ bởi Hội đồng Tài trợ nghiên cứu. Đây là một trong những dự án nghiên cứu công nghệ trí tuệ nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc. Dự án tìm cách thúc đẩy sự tương tác giữa con người và trí tuệ nhân tạo một cách triệt để và đóng góp vào sự bền vững của hệ sinh thái nghệ thuật của chúng ta”,

Trong bài phát biểu chào mừng của mình, Tiến sĩ Clement Chen nhấn mạnh: “Với xu hướng ứng dụng công nghệ vào sáng tạo nghệ thuật đang nổi lên, các học giả tại HKBU cũng đang thúc đẩy giới hạn của công nghệ nghệ thuật để biến đổi việc sáng tạo nghệ thuật và văn hóa. Chúng tôi cũng rất ấn tượng và cảm thấy phấn khích bởi mức độ hỗ trợ ngày càng tăng từ Kế hoạch 5 năm quốc gia lần thứ 14 và nỗ lực thúc đẩy và phát triển công nghệ nghệ thuật của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Trong bối cảnh như vậy, các sáng kiến ​​quan trọng của chúng tôi chắc chắn sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ nghệ thuật ở Hồng Kông và cho phép Đặc khu Hành chính này đảm nhận vị trí hàng đầu về công nghệ nghệ thuật trên phạm vi toàn cầu”.

Tiếp đên, Giáo sư Sun Dong, Thư ký Đổi mới, Công nghệ và Công nghiệp của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông phát biểu: “Với việc tận dụng sự phát triển tiên tiến của công nghệ AI, các sáng tạo nghệ thuật có thể được chuyển đổi và đẩy lên một tầm cao mới, mang lại trải nghiệm mới cho khán giả và tạo ra lợi ích kinh tế – xã hội đáng kể cho Hồng Kông. Tôi phải nói rằng, Đại học Baptist Hồng Kông đã chứng minh rõ nhất cách AI có thể trở thành một lực lượng sáng tạo trong việc biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật đa phương tiện và khiêu vũ tại Buổi hòa nhạc Gala thường niên của Dàn nhạc Giao hưởng được tổ chức vào tháng trước. Sự kiện này thực sự đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công nghệ nghệ thuật về thể hiện rõ sự hợp tác hài hòa giữa con người và máy móc”.

Phác thảo khái niệm của Dàn nhạc AI Turing (Turing AI Orchestra – TAIO), Giáo sư Guo Yike nhận định, Dàn nhạc AI Turing cung cấp một nền tảng mở cho các nghệ sĩ và nhà khoa học trên khắp thế giới hợp tác trong một môi trường năng động và sáng tạo, đồng thời cũng sẽ tạo ra các nghiên cứu AI đột phá sẽ làm thay đổi, nâng cao thế giới nghệ thuật.

Giáo sư Guo Yike cho biết: “Dàn nhạc Turing AI cũng phản ánh một trong những nhiệm vụ dự án được nêu trong đề xuất dự án – xây dựng Mạng lưới chính sách và Nghệ thuật kỹ thuật số, để hợp tác sáng tạo cộng sinh và đổi mới chính sách liên quan. Mọi người kỳ vọng rằng, như một cơ sở phát triển sôi động và bền vững, Dàn nhạc AI Turing có thể giúp chúng tôi đưa tầm nhìn, triết lý và công nghệ của mình vào thực tế, thông qua các màn trình diễn sáng tạo trong bối cảnh hợp tác quốc tế tích cực. Bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain, Dàn nhạc AI Turing sẽ hiện thực hóa hệ sinh thái Tổ chức tự trị phi tập trung (Decentralized Autonomous Organization – DAO) đầu tiên trên thế giới để sáng tạo nghệ thuật thông qua sự hợp tác giữa các nhà khoa học và nghệ sĩ”.

Giáo sư Guo Yike bày tỏ kỳ vọng: “Dàn nhạc Turing AI sẽ thúc đẩy giáo dục toàn diện xuyên ngành cho thế hệ tiếp theo ở Hồng Kông. Nó sẽ thúc đẩy việc hoạch định chính sách chiến lược của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông để hướng dẫn phát triển các ngành, lĩnh vực văn hóa và sáng tạo của Hồng Kông trong tương lai, do đó góp phần xây dựng Hồng Kông trở thành một trung tâm giao lưu văn hóa quốc tế và sở hữu trí tuệ”.

Ngoài việc ra mắt Dàn nhạc AI Turing và giới thiệu các sáng kiến ​​đang diễn ra của HKBU trong sáng tạo nghệ thuật cộng sinh giữa con người và AI, hội nghị chuyên đề cũng bao gồm các chủ đề như các công nghệ cho phép sáng tạo và biểu hiện nghệ thuật cộng sinh, giá trị thẩm mỹ và nhận thức của sáng tạo nghệ thuật cộng sinh, xu hướng mới của nghệ thuật nền kinh tế với hệ sinh thái của vũ trụ ảo (Metaverse), các vấn đề mới đặt ra bởi các loại hình nghệ thuật mới trong xã hội và tác động đến các bên liên quan trong cộng đồng nghệ thuật..

Vào ngày 14 tháng 7 tới, sẽ diễn ra buổi biểu diễn hợp tác giữa con người và AI đầu tiên trên thế giới tại buổi hòa nhạc Gala thường niên của Dàn nhạc giao hưởng HKBU. Hội nghị chuyên đề quốc tế “Con người, Máy móc, Nghệ thuật, Sáng tạo: Quốc tế” là một hoạt động quan trọng khác của Dự án nghiên cứu “Công nghệ nền tảng xây dựng cho sự sáng tạo cộng sinh ở Hồng Kông (Building Platform Technologies for Symbiotic Creativity in Hong Kong) được hỗ trợ 52,84 triệu dollar Hồng Kông tiền tài trợ từ Đề án nghiên cứu theo chủ đề thuộc Hội đồng Tài trợ nghiên cứu.

Hashtag: #HKBU

Tin cùng chuyên mục