Ngày 14/10, Văn phòng Quỹ Môi trường toàn cầu tại Việt Nam (GEF-Việt Nam) phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Đối thoại quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu tại Hà Nội.
Đối thoại quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu là một sự kiện quan trọng của Việt Nam trong việc tiếp cận với các chính sách mới và định hướng của GEF cũng như các cơ quan của tổ chức này nhằm chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình triển khai các dự án GEF và tạo ra diễn đàn trao đổi về các ưu tiên quốc gia của Việt Nam trong chu kỳ 5, tìm kiếm các cơ hội và giải pháp cho việc điều phối và hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng, vận động và thực hiện các dự án tài trợ của GEF.
Tại Đối thoại lần này, Việt Nam thống nhất đề xuất Quỹ Môi trường toàn cầu hỗ trợ, ưu tiên cho Việt Nam trong giai đoạn tới tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm là đa dạng sinh học, các vùng nước quốc tế, suy thoái đất, biến đổi khí hậu và chiến lược hóa chất.
Mục tiêu đa dạng sinh học sẽ là bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, duy trì hàng hóa và dịch vụ của hệ sinh thái.
Về các vùng nước quốc tế, sẽ thúc đẩy quản lý tổng hợp các hệ thống nước xuyên biên giới và thực hiện những cải cách về chính sách, luật pháp, thể chế và đầu tư đóng góp cho sử dụng bền vững và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái.
Bên cạnh đó, góp phần làm ngừng lại và đảo chiều xu hướng toàn cầu hiện nay đối với suy thoái đất đặc biệt là nạn phá rừng và sa mạc hóa.
Về biến đổi khí hậu, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi theo xu hướng phát triển ít cácbon.
Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy quản lý tốt hóa chất trong chu trình sống để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường toàn cầu.
Bắt đầu hoạt động từ năm 1991, Quỹ Môi trường toàn cầu tập trung vào hỗ trợ cho các dự án mang lại lợi ích môi trường toàn cầu theo các lĩnh vực trọng tâm: Biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, suy thoái đất, các vùng nước quốc tế và hóa chất.
Việt Nam đã nhận được hỗ trợ từ GEF cho 34 dự án quốc gia. Việt Nam cũng tham gia vào hơn 28 dự án khu vực và toàn cầu. Tài trợ của GEF đã hỗ trợ Việt Nam trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đóng góp cho các lợi ích môi trường quốc gia và toàn cầu./.
Đối thoại quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu là một sự kiện quan trọng của Việt Nam trong việc tiếp cận với các chính sách mới và định hướng của GEF cũng như các cơ quan của tổ chức này nhằm chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình triển khai các dự án GEF và tạo ra diễn đàn trao đổi về các ưu tiên quốc gia của Việt Nam trong chu kỳ 5, tìm kiếm các cơ hội và giải pháp cho việc điều phối và hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng, vận động và thực hiện các dự án tài trợ của GEF.
Tại Đối thoại lần này, Việt Nam thống nhất đề xuất Quỹ Môi trường toàn cầu hỗ trợ, ưu tiên cho Việt Nam trong giai đoạn tới tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm là đa dạng sinh học, các vùng nước quốc tế, suy thoái đất, biến đổi khí hậu và chiến lược hóa chất.
Mục tiêu đa dạng sinh học sẽ là bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, duy trì hàng hóa và dịch vụ của hệ sinh thái.
Về các vùng nước quốc tế, sẽ thúc đẩy quản lý tổng hợp các hệ thống nước xuyên biên giới và thực hiện những cải cách về chính sách, luật pháp, thể chế và đầu tư đóng góp cho sử dụng bền vững và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái.
Bên cạnh đó, góp phần làm ngừng lại và đảo chiều xu hướng toàn cầu hiện nay đối với suy thoái đất đặc biệt là nạn phá rừng và sa mạc hóa.
Về biến đổi khí hậu, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi theo xu hướng phát triển ít cácbon.
Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy quản lý tốt hóa chất trong chu trình sống để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường toàn cầu.
Bắt đầu hoạt động từ năm 1991, Quỹ Môi trường toàn cầu tập trung vào hỗ trợ cho các dự án mang lại lợi ích môi trường toàn cầu theo các lĩnh vực trọng tâm: Biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, suy thoái đất, các vùng nước quốc tế và hóa chất.
Việt Nam đã nhận được hỗ trợ từ GEF cho 34 dự án quốc gia. Việt Nam cũng tham gia vào hơn 28 dự án khu vực và toàn cầu. Tài trợ của GEF đã hỗ trợ Việt Nam trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đóng góp cho các lợi ích môi trường quốc gia và toàn cầu./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)