Theo tờ “Văn Hối” (Hongkong) ngày 14/2, tại Trung Quốc, các doanh nghiệp may mặc Hongkong liên tiếp phải hứng chịu các "đợt sóng dữ", từ đồng Nhân dân tệ tăng giá trị, giá bông cao ngất ngưởng, đến việc lương tối thiểu của công nhân cũng tăng gần 20%...
Để đối phó với tình trạng này, ngày càng nhiều doanh nghiệp Hongkong đã “dọn nhà chuyển xưởng”, rời bỏ Trung Quốc Đại lục để đầu tư vào các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam.
Báo “Văn Hối” cho biết thêm có một điểm đáng lưu ý nữa, Việt Nam là bàn đạp quan trọng để tiến vào ASEAN. Trên thực tế, những năm qua đã có rất nhiều doanh nghiệp nhanh chân đầu tư vào Việt Nam với mục đích thâm nhập thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng này.
Liên quan đến vấn đề trên, nhà kinh tế Hà Đạt Quyền, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thương mại Hongkong, cho biết đối với các doanh nghiệp Hongkong, Việt Nam là cơ sở sản xuất mới nổi.
Có hai yếu tố thu hút doanh nghiệp Hongkong xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam, đó là rất nhiều sản phẩm của Việt Nam có thể được hưởng miễn thuế hoặc giảm thuế khi vào thị trường Âu–Mỹ, trong khi giá thành xây dựng nhà xưởng và sản xuất tại Việt Nam khá thấp.
Theo Phó Cục trưởng Hà, Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, giá thành lao động khá thấp. Việt Nam có đầy đủ điều kiện để trở thành cơ sở sản xuất của các ngành nghề tập trung nhiều lao động, có thể tiếp nhận sự chuyển đến của các doanh nghiệp Hongkong vốn gặp khó khăn tại Quảng Châu.
Một số doanh nghiệp Hongkong cho biết khi đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài có thể được miễn bốn năm thuế lợi tức doanh nghiệp… Chính sách ưu đãi này thực sự tác động tới quyết định của không ít nhà đầu tư.
Hiện nay, cùng với các yếu tố như lương tối thiểu của công nhân ở Trung Quốc tăng, giá cả nguyên vật liệu hết sức căng thẳng, đồng Nhân dân tệ không ngừng tăng giá…, ưu thế về giá thành rẻ khi sản xuất ở Trung Quốc cũng giảm sút mạnh, Việt Nam vì thế càng có cơ hội nổi lên như một điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là lý do tại sao đến nay có nhiều công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đến Việt Nam mở xưởng sản xuất, nếu các doanh nghiệp Hongkong còn do dự không quyết định sớm, có thể mất đi cơ hội.
Hơn nữa, đồng tiền Việt Nam mới đây lại được điều chỉnh, giảm giá hơn 9%, sức cạnh tranh của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam theo đó cũng được nâng lên.
Giải thích về lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đầu tư sản xuất, Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết các sản phẩm dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc khi xuất sang thị trường Nhật Bản luôn phải nộp thuế xuất khẩu.
Trong khi đó, các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản lại được miễn thuế. Đa số các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu xây dựng tại Việt Nam các xưởng may mặc có khả năng thu hồi vốn nhanh, chưa có ai đầu tư vào các lĩnh vực dệt hoặc nhuộm. Bên cạnh đó, giá thành sử dụng điện ở Trung Quốc mấy năm gần đây cũng không ngừng tăng cao.
Theo tính toán, giá điện sản xuất ở Trung Quốc hiện nay cao gấp đôi so với ở Việt Nam, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài rời Trung Quốc để đến với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác./.
Để đối phó với tình trạng này, ngày càng nhiều doanh nghiệp Hongkong đã “dọn nhà chuyển xưởng”, rời bỏ Trung Quốc Đại lục để đầu tư vào các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam.
Báo “Văn Hối” cho biết thêm có một điểm đáng lưu ý nữa, Việt Nam là bàn đạp quan trọng để tiến vào ASEAN. Trên thực tế, những năm qua đã có rất nhiều doanh nghiệp nhanh chân đầu tư vào Việt Nam với mục đích thâm nhập thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng này.
Liên quan đến vấn đề trên, nhà kinh tế Hà Đạt Quyền, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thương mại Hongkong, cho biết đối với các doanh nghiệp Hongkong, Việt Nam là cơ sở sản xuất mới nổi.
Có hai yếu tố thu hút doanh nghiệp Hongkong xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam, đó là rất nhiều sản phẩm của Việt Nam có thể được hưởng miễn thuế hoặc giảm thuế khi vào thị trường Âu–Mỹ, trong khi giá thành xây dựng nhà xưởng và sản xuất tại Việt Nam khá thấp.
Theo Phó Cục trưởng Hà, Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, giá thành lao động khá thấp. Việt Nam có đầy đủ điều kiện để trở thành cơ sở sản xuất của các ngành nghề tập trung nhiều lao động, có thể tiếp nhận sự chuyển đến của các doanh nghiệp Hongkong vốn gặp khó khăn tại Quảng Châu.
Một số doanh nghiệp Hongkong cho biết khi đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài có thể được miễn bốn năm thuế lợi tức doanh nghiệp… Chính sách ưu đãi này thực sự tác động tới quyết định của không ít nhà đầu tư.
Hiện nay, cùng với các yếu tố như lương tối thiểu của công nhân ở Trung Quốc tăng, giá cả nguyên vật liệu hết sức căng thẳng, đồng Nhân dân tệ không ngừng tăng giá…, ưu thế về giá thành rẻ khi sản xuất ở Trung Quốc cũng giảm sút mạnh, Việt Nam vì thế càng có cơ hội nổi lên như một điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là lý do tại sao đến nay có nhiều công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đến Việt Nam mở xưởng sản xuất, nếu các doanh nghiệp Hongkong còn do dự không quyết định sớm, có thể mất đi cơ hội.
Hơn nữa, đồng tiền Việt Nam mới đây lại được điều chỉnh, giảm giá hơn 9%, sức cạnh tranh của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam theo đó cũng được nâng lên.
Giải thích về lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đầu tư sản xuất, Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết các sản phẩm dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc khi xuất sang thị trường Nhật Bản luôn phải nộp thuế xuất khẩu.
Trong khi đó, các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản lại được miễn thuế. Đa số các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu xây dựng tại Việt Nam các xưởng may mặc có khả năng thu hồi vốn nhanh, chưa có ai đầu tư vào các lĩnh vực dệt hoặc nhuộm. Bên cạnh đó, giá thành sử dụng điện ở Trung Quốc mấy năm gần đây cũng không ngừng tăng cao.
Theo tính toán, giá điện sản xuất ở Trung Quốc hiện nay cao gấp đôi so với ở Việt Nam, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài rời Trung Quốc để đến với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác./.
Phan Thành Dương/Hongkong (Vietnam+)