Ngày 4/9, các nhà khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường ( Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã đến xã Tam An, huyện Long Thành (Đồng Nai) để đối thoại với người dân bị ảnh hưởng bởi nước thải của Công ty Sonadezi Long Thành xung quanh vấn đề bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho người dân sống, canh tác, đánh bắt trên lưu vực rạch Bà Chèo.
Tại buổi đối thoại, người dân bày tỏ bức xúc vì diện tích bị thiệt hại nằm ngoài vùng được bồi thường, hỗ trợ do Viện Tài nguyên và Môi trường đưa ra.
Sau quá trình điều tra, Viện Tài nguyên và Môi trường xác định khu vực rạch Bà Chèo bị ảnh hưởng do nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành gây ra là 114 ha.
Với diện tích này, sau khi khoanh vùng và thẩm tra, có 160 hộ dân nằm trong phạm vi trên được các nhà khoa học đề nghị Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại. Khoảng 140 hộ dân khác thuộc các ấp 1, 2, 3 của xã Tam An cũng canh tác, nuôi trồng, đánh bắt trên khu vực được cho là bị ảnh hưởng nhưng lại nằm ngoài vùng diện tích yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường cho biết Viện ghi nhận những ý kiến của bà con để tiếp tục điều tra xác minh. Việc tính toán số liệu và có những sai số là chuyện bình thường, do các nhà khoa học chỉ dựa vào các thông số kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường của Sonadezi Long Thành ở một thời điểm nhất định.
Riêng đối với những phản ứng của người dân tại sao cùng một thửa ruộng, tuy nhiên có nơi lại được khoanh vào vùng ô nhiễm được bồi thường, còn có nơi lại không, tiến sĩ Phước cho rằng cùng một khu vực canh tác, tuy nhiên nếu những hộ dân nào sử dụng nước tại rạch Bà Chèo để tưới tiêu cho cây trồng, canh tác thuỷ sản và bị thiệt hại thì sẽ được ghi nhận là do ảnh hưởng từ nước thải của Sonadezi Long Thành và buộc doanh nghiệp này phải bồi thường.
Còn cũng vùng đó, nhưng nếu người dân sử dụng nguồn nước khác để canh tác thì sẽ không được xác định vào diện tích được hỗ trợ, bồi thường thiệt hại.
Đối với vấn đề này, Viện Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị người dân tiếp tục có những thống kê rõ ràng gửi đến Ban chỉ đạo giải quyết ô nhiễm trên rạch Bà Chèo của tỉnh Đồng Nai, để trên cơ sở đó Viện tiếp tục điều tra xác minh lại vùng ô nhiễm.
Tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân cho rằng người dân sống và canh tác khu vực rạch Bà Chèo từ nhiều năm nay sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm và canh tác hoa màu cây ăn trái.
Tuy nhiên khoảng từ năm 2006 đến nay, các hộ dân sống bằng những nghề trên đều phải bỏ nghề vì nguồn nước khu vực rạch Bà Chèo bị ô nhiễm. Người dân đã nhiều lần gửi đơn lên các cơ quan chức năng phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm môi trường của Sonadezi Long Thành tuy nhiên vẫn không được giải quyết.
Sau khi vụ việc Công ty Sonadezi Long Thành bị Cục cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) bắt quả tang về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường lưu vực rạch Bà Chèo, đã có khoảng 300 đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng đòi công ty trên bồi thường thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Trai, ngụ ấp 2, xã Tam An cho biết chế độ thuỷ văn của rạch Bà Chèo là rất ổn định và không bị tác động bởi các nguồn nước khác. Do đó, khi Sonadezi xả thải ra rạch Bà Chèo thì trên lưu vực đều bị ảnh hưởng.
Riêng đối với lập luận những ảnh hưởng của cây trồng vật nuôi trên cạn hiện Viện Tài nguyên và Môi trường chưa xác định được nguồn gây ô nhiễm và cho rằng 3 nguyên nhân có thể gây thiệt hại cho cây trồng vật nuôi là do ô nhiễm nguồn nước, do ngập úng và do nhiễm mặn và hiện vẫn chưa xác định được nguồn nào gây thiệt hại cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Trai cho rằng trước đây khi chưa có đập thuỷ điện Trị An thì vùng này không bị nhiễm mặn. Khi đập Trị An được xây dựng với mục đích điều tiết nước cho hạ lưu, thì việc mặn xâm nhập càng không thể xảy ra vì đã được đập thuỷ điện này điều tiết. Trong khi đó, Viện Tài nguyên và Môi trường xác định là nước bị nhiễm mặn gây thiệt hại cho nông nghiệp khu vực này là không có cơ sở.
Trước những bức xúc và kiến nghị của người dân, Viện Tài nguyên và Môi trường và chính quyền xã Tam An, Ban chỉ đạo giải quyết vụ việc gây ô nhiễm trên rạch Bà Chèo của tỉnh Đồng Nai đã thống nhất sẽ tiến hành điều tra lại vùng bị ô nhiễm để đảm bảo quyền lợi cho những người bị thiệt hại nhưng nằm ngoài vùng 114 ha như Viện Tài nguyên và Môi trường đã công bố trước đó./.
Tại buổi đối thoại, người dân bày tỏ bức xúc vì diện tích bị thiệt hại nằm ngoài vùng được bồi thường, hỗ trợ do Viện Tài nguyên và Môi trường đưa ra.
Sau quá trình điều tra, Viện Tài nguyên và Môi trường xác định khu vực rạch Bà Chèo bị ảnh hưởng do nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành gây ra là 114 ha.
Với diện tích này, sau khi khoanh vùng và thẩm tra, có 160 hộ dân nằm trong phạm vi trên được các nhà khoa học đề nghị Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại. Khoảng 140 hộ dân khác thuộc các ấp 1, 2, 3 của xã Tam An cũng canh tác, nuôi trồng, đánh bắt trên khu vực được cho là bị ảnh hưởng nhưng lại nằm ngoài vùng diện tích yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường cho biết Viện ghi nhận những ý kiến của bà con để tiếp tục điều tra xác minh. Việc tính toán số liệu và có những sai số là chuyện bình thường, do các nhà khoa học chỉ dựa vào các thông số kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường của Sonadezi Long Thành ở một thời điểm nhất định.
Riêng đối với những phản ứng của người dân tại sao cùng một thửa ruộng, tuy nhiên có nơi lại được khoanh vào vùng ô nhiễm được bồi thường, còn có nơi lại không, tiến sĩ Phước cho rằng cùng một khu vực canh tác, tuy nhiên nếu những hộ dân nào sử dụng nước tại rạch Bà Chèo để tưới tiêu cho cây trồng, canh tác thuỷ sản và bị thiệt hại thì sẽ được ghi nhận là do ảnh hưởng từ nước thải của Sonadezi Long Thành và buộc doanh nghiệp này phải bồi thường.
Còn cũng vùng đó, nhưng nếu người dân sử dụng nguồn nước khác để canh tác thì sẽ không được xác định vào diện tích được hỗ trợ, bồi thường thiệt hại.
Đối với vấn đề này, Viện Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị người dân tiếp tục có những thống kê rõ ràng gửi đến Ban chỉ đạo giải quyết ô nhiễm trên rạch Bà Chèo của tỉnh Đồng Nai, để trên cơ sở đó Viện tiếp tục điều tra xác minh lại vùng ô nhiễm.
Tại buổi đối thoại, nhiều hộ dân cho rằng người dân sống và canh tác khu vực rạch Bà Chèo từ nhiều năm nay sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm và canh tác hoa màu cây ăn trái.
Tuy nhiên khoảng từ năm 2006 đến nay, các hộ dân sống bằng những nghề trên đều phải bỏ nghề vì nguồn nước khu vực rạch Bà Chèo bị ô nhiễm. Người dân đã nhiều lần gửi đơn lên các cơ quan chức năng phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm môi trường của Sonadezi Long Thành tuy nhiên vẫn không được giải quyết.
Sau khi vụ việc Công ty Sonadezi Long Thành bị Cục cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) bắt quả tang về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường lưu vực rạch Bà Chèo, đã có khoảng 300 đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng đòi công ty trên bồi thường thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Trai, ngụ ấp 2, xã Tam An cho biết chế độ thuỷ văn của rạch Bà Chèo là rất ổn định và không bị tác động bởi các nguồn nước khác. Do đó, khi Sonadezi xả thải ra rạch Bà Chèo thì trên lưu vực đều bị ảnh hưởng.
Riêng đối với lập luận những ảnh hưởng của cây trồng vật nuôi trên cạn hiện Viện Tài nguyên và Môi trường chưa xác định được nguồn gây ô nhiễm và cho rằng 3 nguyên nhân có thể gây thiệt hại cho cây trồng vật nuôi là do ô nhiễm nguồn nước, do ngập úng và do nhiễm mặn và hiện vẫn chưa xác định được nguồn nào gây thiệt hại cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Trai cho rằng trước đây khi chưa có đập thuỷ điện Trị An thì vùng này không bị nhiễm mặn. Khi đập Trị An được xây dựng với mục đích điều tiết nước cho hạ lưu, thì việc mặn xâm nhập càng không thể xảy ra vì đã được đập thuỷ điện này điều tiết. Trong khi đó, Viện Tài nguyên và Môi trường xác định là nước bị nhiễm mặn gây thiệt hại cho nông nghiệp khu vực này là không có cơ sở.
Trước những bức xúc và kiến nghị của người dân, Viện Tài nguyên và Môi trường và chính quyền xã Tam An, Ban chỉ đạo giải quyết vụ việc gây ô nhiễm trên rạch Bà Chèo của tỉnh Đồng Nai đã thống nhất sẽ tiến hành điều tra lại vùng bị ô nhiễm để đảm bảo quyền lợi cho những người bị thiệt hại nhưng nằm ngoài vùng 114 ha như Viện Tài nguyên và Môi trường đã công bố trước đó./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)