Trong phiên giao dịch ngày 10/1, đồng euro vững giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt của châu Á, do giới đầu tư đang tập trung theo dõi phản ứng của châu Âu sau khi cuộc đàm phán giữa lãnh đạo hai đầu tàu kinh tế của khu vực này là Đức và Pháp vừa diễn ra ngày 9/1 nhằm tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng nợ đang rơi vào bế tắc tại Eurozone.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,2791 USD đổi 1 euro, tăng nhẹ so với mức 1,276 USD/euro trong phiên giao dịch đêm hôm trước tại New York, mặc dù đồng tiền chung châu Âu đã giảm xuống mức thấp 1,2665 USD/euro trong đầu phiên giao dịch 9/1 tại thị trường Singapore.
Đồng euro cũng đi lên so với đồng yen của Nhật Bản, tăng từ mức 98,06 yen/euro lên 98,22 yen/euro. Trong khi đó, “đồng bạc xanh” lại mất giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giảm từ mức 76,84 yen/USD xuống còn 76,78 yen/USD.
Cùng ngày 9/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã có cuộc hội đàm tại Berlin nhằm tìm cách tăng cường các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, đồng thời nhấn mạnh rằng thỏa thuận về các quy tắc trong việc thắt chặt ngân sách đối với các thành viên của Liên minh châu Âu (ngoại trừ Anh) sẽ được ký kết vào ngày 1/3 tới.
Cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức diễn ra trong bối cảnh đồng tiền chung đang có xu hướng giảm giá và gần chạm mức thấp kỷ lục mới, do xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy ngành ngân hàng tại khu vực châu Âu đang ở trong tình trạng căng thẳng.
Giới phân tích cũng đang hướng sự tập trung vào chuyến thăm Tokyo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Giám đốc chiến lược tài chính của Barclays Capital Masafumi Yamamoto nhận định rằng tỷ giá đồng USD có thể giảm sâu hơn so với đồng yên nếu ông Geithner bày tỏ bất cứ quan ngại nào về sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản vào thị trường tiền tệ nhằm kiềm chế sức tăng của đồng nội tệ nước này.
Trong phiên giao dịch ngày 10/1, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chủ chốt của châu Á. “Đồng bạc xanh” mất giá so với đồng won của Hàn Quốc, baht của Thái Lan, SGD của Singapore và Đài tệ của Đài Loan, song lại đi lên so với các đồng nội tệ của Philippines và Indonesia./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,2791 USD đổi 1 euro, tăng nhẹ so với mức 1,276 USD/euro trong phiên giao dịch đêm hôm trước tại New York, mặc dù đồng tiền chung châu Âu đã giảm xuống mức thấp 1,2665 USD/euro trong đầu phiên giao dịch 9/1 tại thị trường Singapore.
Đồng euro cũng đi lên so với đồng yen của Nhật Bản, tăng từ mức 98,06 yen/euro lên 98,22 yen/euro. Trong khi đó, “đồng bạc xanh” lại mất giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản, giảm từ mức 76,84 yen/USD xuống còn 76,78 yen/USD.
Cùng ngày 9/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã có cuộc hội đàm tại Berlin nhằm tìm cách tăng cường các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, đồng thời nhấn mạnh rằng thỏa thuận về các quy tắc trong việc thắt chặt ngân sách đối với các thành viên của Liên minh châu Âu (ngoại trừ Anh) sẽ được ký kết vào ngày 1/3 tới.
Cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức diễn ra trong bối cảnh đồng tiền chung đang có xu hướng giảm giá và gần chạm mức thấp kỷ lục mới, do xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy ngành ngân hàng tại khu vực châu Âu đang ở trong tình trạng căng thẳng.
Giới phân tích cũng đang hướng sự tập trung vào chuyến thăm Tokyo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Giám đốc chiến lược tài chính của Barclays Capital Masafumi Yamamoto nhận định rằng tỷ giá đồng USD có thể giảm sâu hơn so với đồng yên nếu ông Geithner bày tỏ bất cứ quan ngại nào về sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản vào thị trường tiền tệ nhằm kiềm chế sức tăng của đồng nội tệ nước này.
Trong phiên giao dịch ngày 10/1, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chủ chốt của châu Á. “Đồng bạc xanh” mất giá so với đồng won của Hàn Quốc, baht của Thái Lan, SGD của Singapore và Đài tệ của Đài Loan, song lại đi lên so với các đồng nội tệ của Philippines và Indonesia./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)