Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro được giao dịch ởmức 104,19 yen/euro, tăng so với mức tương ứng 103,83 yen/euro vào cuối phiênhôm trước (28/11) tại New York. Đồng tiền chung châu Âu cũng đi lên so với đồngUSD, tăng từ mức 1,3318 USD/euro lên 1,3344 USD/euro.
Giám đốc chiến lược tiền tệ của Barclays Capita, Masafumi Yamamoto nhậnđịnh rằng sự “khởi sắc” của đồng euro là nhờ có lòng tin của giới đầu tư vào kếtquả cuộc họp các bộ trưởng tài chính châu Âu, song nếu chỉ dựa vào các cuộc đàmphán này thì nhiều khả năng châu Âu vẫn không thể tìm được lời giải cụ thể chobài toán nợ công hiện tại.
Ông Yamamoto nói thêm rằng các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn trước sự giatăng lãi suất trái phiếu chính phủ tại châu Âu, sau khi lãi suất trái phiếuChính phủ Italy và Bỉ đồng loạt tăng cao hơn vào ngày 28/11 vừa qua.
Trong khi đó, tỷ giá của “đồng bạc xanh” cũng đi lên so với đồng nội tệcủa Nhật Bản, giao dịch ở mức 78,08 yen/USD, so với mức 77,97 yen/USD của phiêntrước. Sự tăng giá của đồng USD diễn ra sau khi Cơ quan đánh giá tín dụng Fitchkhẳng định mức x ếp hạng tín nhiệm hàng đầu của Mỹ.
Tuy nhiên, Fitch lại hạ mức đánh giá triển vọng đối với nền kinh tế số mộtthế giới, do những lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại , những bế tắc chínhtrị và nợ công ngày càng gia tăng tại Washington.
Ngày 28/11, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo rằngcuộc khủng hoảng nợ của châu Âu có thể khiến các nền kinh tế tiên tiến rơi vàocuộc suy thoái sâu và suy yếu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các quan chứchàng đầu châu Âu nhanh chóng hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tàichính của khu vực, trong khi đó, hãng đánh giá tín dụng Moody ’s cảnh báo rằngtất cả các nước châu Âu đều có nguy cơ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm.
Cùng ngày, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng thông báo rằng các đồng tiềnchâu Á đang trên đà tăng giá, dẫn đầu là đồng won của Hàn Quốc, sau khi có tinIMF có thể cung cấp khoản tài chính bảo lãnh cho nền kinh tế Italy và làm dịucuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu.
Sau phiên giao dịch 28/11 tại Hong Kong, tỷ giá giữa các đồng tiền năngđộng của châu Á đồng loạt tăng so với đồng USD. Các đồng nội tệ của Nhật Bản,Hàn quốc và thái Lan lần lượt tăng 0,2%, 1% và 0,4% so với đồng USD.
Tuy nhiên, điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tài chínhcủa IMF và các nước châu Á là tác động của tâm lý tích cực này sẽ kéo dài baolâu đối với các thị trường tiền tệ và tài chính châu Á.
Chốt phiên giao dịch 29/11, đồng USD biến động không đồng nhất so với cácđồng tiền châu Á, giảm so với các đồng nội tệ của Hàn Quốc, Singapore, Đài Loanvà Philippines; nhưng lại tăng so với đồng rupiah của Indonesia và baht của TháiLan./.