Ngày 30/12, Ban chỉ đạo bồi thường thiệt hại tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch về phương thức tính mới đối với khoản tiền Công ty Vedan bồi thường thiệt hại, không dựa trên kết quả của Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) như trước đây.
Đã có trên 5.100 hộ dân đồng ý với cách tính này, chỉ khoảng hơn 10 hộ không đồng ý.
Tỉnh Đồng Nai đã chọn cách tính toán thiệt hại mới bằng việc tính theo thực tế ngành nghề đánh bắt, phương thức nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại chứ không theo cách tính phân vùng ô nhiễm như Viện Tài nguyên Môi trường đưa ra.
Về nuôi trồng thủy hải sản, hệ số 1 là quảng canh, hệ số 3 là bán thâm canh và hệ số 7 là thâm canh.
Về đánh bắt thủy, hải sản, tùy theo ngành nghề mà xác định hệ số bồi thường.
Giải thích về việc này, Ban chỉ đạo bồi thường thiệt hại tỉnh Đồng Nai cho rằng nếu theo cách phân vùng của Viện Tài nguyên Môi trường thì diện tích nuôi trồng thủy, hải sản của người dân bị thiệt hại thuộc khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, do đó số tiền đền bù lớn hơn nhiều so với số tiền mà Vedan cam kết chi trả là 120 tỷ đồng.
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã tiến thêm một bước trong việc đưa tiền bồi thường của Vedan đến tay các hộ nông dân bị thiệt hại, tuy nhiên Đồng Nai vẫn được xem là chậm trễ trong giải quyết vụ việc này so với Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Nai, việc chia tiền bồi thường cho nông dân phải được hoàn tất trước Tết Nguyên đán.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 30/12, đại diện Công ty Vedan cho biết phía Vedan vẫn nghiêm túc thực hiện việc tiếp tục chi trả tiền bồi thường cho nông dân bị thiệt hại ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh như đã cam kết trước đây, chứ không có chuyện Công ty Vedan đã quyết định tạm ngưng chi trả đợt 2 cho người dân bị thiệt hại./.
Đã có trên 5.100 hộ dân đồng ý với cách tính này, chỉ khoảng hơn 10 hộ không đồng ý.
Tỉnh Đồng Nai đã chọn cách tính toán thiệt hại mới bằng việc tính theo thực tế ngành nghề đánh bắt, phương thức nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại chứ không theo cách tính phân vùng ô nhiễm như Viện Tài nguyên Môi trường đưa ra.
Về nuôi trồng thủy hải sản, hệ số 1 là quảng canh, hệ số 3 là bán thâm canh và hệ số 7 là thâm canh.
Về đánh bắt thủy, hải sản, tùy theo ngành nghề mà xác định hệ số bồi thường.
Giải thích về việc này, Ban chỉ đạo bồi thường thiệt hại tỉnh Đồng Nai cho rằng nếu theo cách phân vùng của Viện Tài nguyên Môi trường thì diện tích nuôi trồng thủy, hải sản của người dân bị thiệt hại thuộc khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, do đó số tiền đền bù lớn hơn nhiều so với số tiền mà Vedan cam kết chi trả là 120 tỷ đồng.
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã tiến thêm một bước trong việc đưa tiền bồi thường của Vedan đến tay các hộ nông dân bị thiệt hại, tuy nhiên Đồng Nai vẫn được xem là chậm trễ trong giải quyết vụ việc này so với Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Nai, việc chia tiền bồi thường cho nông dân phải được hoàn tất trước Tết Nguyên đán.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 30/12, đại diện Công ty Vedan cho biết phía Vedan vẫn nghiêm túc thực hiện việc tiếp tục chi trả tiền bồi thường cho nông dân bị thiệt hại ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh như đã cam kết trước đây, chứ không có chuyện Công ty Vedan đã quyết định tạm ngưng chi trả đợt 2 cho người dân bị thiệt hại./.
Sỹ Tuyên (TTXVN/Vietnam+)