Dư luận Nhật Bản về chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Theo NHK, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đánh giá chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un "mang ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn."
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trên bục danh dự, thực hiện nghi lễ chào cờ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trên bục danh dự, thực hiện nghi lễ chào cờ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhiều báo lớn ở Nhật Bản đã đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 1/3.

Trang web chính thức của Đài truyền hình NHK đã đăng bài viết với tiêu đề “Chủ tịch Kim Jong-un: Chuyến thăm chính thức đầu tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên tại Việt Nam,” trong đó tường thuật chi tiết chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến Việt Nam với lễ đón chính thức đã diễn ra tại Phủ Chủ tịch, trung tâm thủ đô Hà Nội.

Theo NHK, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đánh giá chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un "mang ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn."

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng bày tỏ “sự cảm ơn trước sự hỗ trợ nhiệt tình của Việt Nam dành cho Triều Tiên trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên.”

[Chủ tịch Kim Jong-un: Chuyến thăm Việt Nam là chương trình trọng đại]

Báo Nikkei Asian Review có bài phân tích chi tiết về quan hệ Việt Nam-Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội.

Bài báo cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên hướng tới quan hệ hữu nghị với Việt Nam, đồng thời ông bày tỏ sự cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai.

Theo truyền thông Nhật Bản, ông Kim Jong-un là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên thăm Việt Nam, kể từ sau khi ông nội của ông - nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành - thăm Việt Nam vào năm 1964.

Việt Nam và Triều Tiên có mối quan hệ sâu sắc, với việc Bình Nhưỡng từng hỗ trợ Việt Nam trong chiến tranh bằng cách cử phi công chiến đấu đến miền Bắc Việt Nam./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục