Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle tuyên bố Chính phủ Tây Ban Nha chưa cần tới gói cứu trợ tổng thể từ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), được thành lập để thay thế Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.
Trả lời phỏng vấn của tờ "Bild am Sonntag" ra ngày 12/8, ông Westerwelle cho rằng Chính phủ Tây Ban Nha, dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Mariano Rajoy, đang thể hiện quyết tâm lớn trong việc thực thi chương trình cải cách. Đây chính là lý do khiến ông Westerwelle lạc quan về nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực đồng euro (Eurozone) này. Theo ông Westerwelle, Tây Ban Nha là một nước "rất mạnh với nền kinh tế vững mạnh."
Giữa tháng 7 vừa qua, các nước thành viên Eurozone đã thông qua gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro nhằm cứu hệ thống ngân hàng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ của Tây Ban Nha. Đổi lại, Madrid phải chấp nhận một số điều kiện ngặt nghèo từ các chủ nợ, đặc biệt là trong khu vực tài chính, như cắt giảm mức thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% (theo qui định của Liên minh châu Âu) vào năm 2014.
Trong khi đó, đề cập đến Hy Lạp, quốc gia đang ngập trong cuộc khủng nợ công, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Phlipp Roesler đã bày tỏ thất vọng trước nỗ lực thực thi chương trình cải cách kinh tế cần thiết để Athens có thể nhận được các khoản giải ngân tiếp theo từ Liên minh châu Âu (EU) và Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
[Các ngân hàng Tây Ban Nha sắp nhận được cứu trợ]
Trả lời phỏng vấn của tạp chí tuần "Focus", ông Roesler, đồng thời là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền tại Đức, cho biết ông đã đề xuất với các doanh nghiệp Đức một loạt biện pháp để hỗ trợ Chính phủ Hy Lạp, song Athens tỏ ra không mấy mặn mà đối với những đề xuất này của Berlin.
Hiện Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cùng các đối tác trong Eurozone đang chờ bản báo cáo về tình hình kinh tế Hy Lạp mà các nhà kiểm toán quốc tế dự kiến công bố vào giữa tháng 9 tới, điều sẽ quyết định liệu Athens có đủ điều kiện được giải ngân khoản tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro hay không./.
Trả lời phỏng vấn của tờ "Bild am Sonntag" ra ngày 12/8, ông Westerwelle cho rằng Chính phủ Tây Ban Nha, dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Mariano Rajoy, đang thể hiện quyết tâm lớn trong việc thực thi chương trình cải cách. Đây chính là lý do khiến ông Westerwelle lạc quan về nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực đồng euro (Eurozone) này. Theo ông Westerwelle, Tây Ban Nha là một nước "rất mạnh với nền kinh tế vững mạnh."
Giữa tháng 7 vừa qua, các nước thành viên Eurozone đã thông qua gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro nhằm cứu hệ thống ngân hàng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ của Tây Ban Nha. Đổi lại, Madrid phải chấp nhận một số điều kiện ngặt nghèo từ các chủ nợ, đặc biệt là trong khu vực tài chính, như cắt giảm mức thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% (theo qui định của Liên minh châu Âu) vào năm 2014.
Trong khi đó, đề cập đến Hy Lạp, quốc gia đang ngập trong cuộc khủng nợ công, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Phlipp Roesler đã bày tỏ thất vọng trước nỗ lực thực thi chương trình cải cách kinh tế cần thiết để Athens có thể nhận được các khoản giải ngân tiếp theo từ Liên minh châu Âu (EU) và Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
[Các ngân hàng Tây Ban Nha sắp nhận được cứu trợ]
Trả lời phỏng vấn của tạp chí tuần "Focus", ông Roesler, đồng thời là Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền tại Đức, cho biết ông đã đề xuất với các doanh nghiệp Đức một loạt biện pháp để hỗ trợ Chính phủ Hy Lạp, song Athens tỏ ra không mấy mặn mà đối với những đề xuất này của Berlin.
Hiện Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cùng các đối tác trong Eurozone đang chờ bản báo cáo về tình hình kinh tế Hy Lạp mà các nhà kiểm toán quốc tế dự kiến công bố vào giữa tháng 9 tới, điều sẽ quyết định liệu Athens có đủ điều kiện được giải ngân khoản tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro hay không./.
(TTXVN)