Ủy ban châu Âu (EC) ngày 7/6 đã đề nghị Italy đưa ra thêm các biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách và nợ công, cũng như thực hiện cải cách nhằm giải quyết "những yếu kém về cơ cấu" trong nền kinh tế.
Trong một loạt khuyến nghị của mình, EC nói rằng mặc dù chương trình của Italy đối với nền kinh tế của nước này có vẻ "hợp lý" cho năm nay và năm tới, nhưng Rome cần thông qua các biện pháp mới và cụ thể trước tháng 10/2011 để đảm bảo có thể đáp ứng những mục tiêu tài khóa đưa ra trong năm 2013 và 2014. Italy cũng phải sẵn sàng hành động một cách nhanh chóng để tránh nguy cơ không đạt được các mục tiêu trong năm nay và năm tới.
Theo EC, chỉ khi có các hành động táo bạo trong năm 2011 và 2012, Italy mới có khả năng kích thích tăng trưởng và tạo thêm việc làm, nhất là ở khu vực miền Nam vốn nghèo khó hơn. Những biện pháp này bao gồm việc ấn định một mức trần về chi tiêu công, kích thích thị trường lao động, tạo ra cạnh tranh lớn hơn trong lĩnh vực dịch vụ, củng cố những chính sách hỗ trợ đổi mới và nghiên cứu để khai thác tốt hơn nguồn tài trợ từ các quỹ cơ cấu của Liên minh châu Âu (EU). EC nhấn mạnh do tệ quan liêu hành chính quá mức liên quan đến việc thành lập các doanh nghiệp, nhất là ở khu vực miền Nam, Italy đã không tận dụng được những cơ hội do các quỹ này tạo ra.
Từ năm 2007 đến 2013, Italy ước tính sẽ chỉ sử dụng trung bình 16,8% nguồn tài trợ từ các quỹ nói trên của EU, và tỷ lệ này ở khu vực miền Nam thậm chí còn thấp hơn.
Phó Chủ tịch EC Antonio Tajani cho rằng Italy cần tăng cường sự linh hoạt trên thị trường lao động, chuyển dần từ đánh thuế thu nhập sang đánh thuế tiêu dùng và cung cấp nhiều cơ hội tăng trưởng hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm những doanh nghiệp này được tiếp cận hơn nữa các nguồn tín dụng, đồng thời cắt giảm tệ quan liêu hành chính.
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã khiến Italy bị tụt hậu gần 10 năm và đà phục hồi kinh tế ở nước này hiện vẫn khá mong manh. Trong giai đoạn 2001-2010, Italy là nước có mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp nhất trong số các thành viên EU. GDP trung bình mỗi năm chỉ đạt 0,2% so với mức trung bình 1,1% của EU.
Năm ngoái, nền kinh tế Italy tăng trưởng 1,3% so với mức trung bình 1,8% của EU. Trong quý 1 năm nay, kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 0,1% so với quý trước đó và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi đó, nền kinh tế EU đã tăng trưởng 0,8% trong quý I/2011 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Italy tăng mạnh. Khoảng 501.000 người lao động dưới 30 tuổi bị mất việc trong hai năm 2009 và 2010./.
Trong một loạt khuyến nghị của mình, EC nói rằng mặc dù chương trình của Italy đối với nền kinh tế của nước này có vẻ "hợp lý" cho năm nay và năm tới, nhưng Rome cần thông qua các biện pháp mới và cụ thể trước tháng 10/2011 để đảm bảo có thể đáp ứng những mục tiêu tài khóa đưa ra trong năm 2013 và 2014. Italy cũng phải sẵn sàng hành động một cách nhanh chóng để tránh nguy cơ không đạt được các mục tiêu trong năm nay và năm tới.
Theo EC, chỉ khi có các hành động táo bạo trong năm 2011 và 2012, Italy mới có khả năng kích thích tăng trưởng và tạo thêm việc làm, nhất là ở khu vực miền Nam vốn nghèo khó hơn. Những biện pháp này bao gồm việc ấn định một mức trần về chi tiêu công, kích thích thị trường lao động, tạo ra cạnh tranh lớn hơn trong lĩnh vực dịch vụ, củng cố những chính sách hỗ trợ đổi mới và nghiên cứu để khai thác tốt hơn nguồn tài trợ từ các quỹ cơ cấu của Liên minh châu Âu (EU). EC nhấn mạnh do tệ quan liêu hành chính quá mức liên quan đến việc thành lập các doanh nghiệp, nhất là ở khu vực miền Nam, Italy đã không tận dụng được những cơ hội do các quỹ này tạo ra.
Từ năm 2007 đến 2013, Italy ước tính sẽ chỉ sử dụng trung bình 16,8% nguồn tài trợ từ các quỹ nói trên của EU, và tỷ lệ này ở khu vực miền Nam thậm chí còn thấp hơn.
Phó Chủ tịch EC Antonio Tajani cho rằng Italy cần tăng cường sự linh hoạt trên thị trường lao động, chuyển dần từ đánh thuế thu nhập sang đánh thuế tiêu dùng và cung cấp nhiều cơ hội tăng trưởng hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm những doanh nghiệp này được tiếp cận hơn nữa các nguồn tín dụng, đồng thời cắt giảm tệ quan liêu hành chính.
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã khiến Italy bị tụt hậu gần 10 năm và đà phục hồi kinh tế ở nước này hiện vẫn khá mong manh. Trong giai đoạn 2001-2010, Italy là nước có mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp nhất trong số các thành viên EU. GDP trung bình mỗi năm chỉ đạt 0,2% so với mức trung bình 1,1% của EU.
Năm ngoái, nền kinh tế Italy tăng trưởng 1,3% so với mức trung bình 1,8% của EU. Trong quý 1 năm nay, kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 0,1% so với quý trước đó và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010. Trong khi đó, nền kinh tế EU đã tăng trưởng 0,8% trong quý I/2011 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Italy tăng mạnh. Khoảng 501.000 người lao động dưới 30 tuổi bị mất việc trong hai năm 2009 và 2010./.
(TTXVN/Vietnam+)