Theo nhận định của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn Nhà Kinh tế (Anh), cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã "chạm đáy" trong quý IV/2012 với những số liệu kinh tế quá thấp.
Bước sang năm 2013, mặc dù triển vọng kinh tế được dự báo có phần sáng sủa hơn, nhưng tình trạng ốm yếu của khu vực tư nhân cộng với chính sách "thắt lưng, buộc bụng" cắt giảm chi tiêu ở nhiều nước khiến tiến trình phục hồi của Eurozone thêm chậm chạp.
Các số liệu kinh tế mới công bố cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên thực tế của Eurozone chỉ đạt 0,6% trong quý IV/2012 - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009 đến nay.
Nếu tính cả năm 2012, nền kinh tế Eurozone đã chạm đến "giới hạn đỏ" khi GDP dừng lại ở mức - 0,9%.
Số liệu nghèo nàn của quá khứ và chính sách thụ động của hiện tại đang đẩy Eurozone đến một tương lai đầy bất ổn, và EIU dự báo kinh tế khu vực này có thể chỉ đạt mức 0,2% năm 2013.
Do đầu tư và kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, nên tốc độ tăng trưởng GDP của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu lục, cũng chỉ đạt 0,6%, trong khi Pháp là 0,3%. Tuy vậy, những diễn biến phức tạp liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone không phải là điều quá bất ngờ khi kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đã báo trước một mùa đông ảm đạm.
Bên cạnh đó, vẫn còn có quá nhiều lực cản đối với tiến trình phục hồi của nền kinh tế châu Âu. Chi phí tiếp cận nguồn vốn quá cao khi lãi suất cho vay trung bình đối với các doanh nghiệp phi tài chính của Eurozone là 3,4% trong quý cuối năm ngoái, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP, khiến khu vực tư nhân khó vươn dậy để đảm nhận vai trò là động lực cho tốc độ phục hồi của nền kinh tế châu lục.
Thất nghiệp gia tăng do doanh nghiệp thu hẹp hoạt động trong khi chính phủ thực hiện chính sách "thắt lưng, buộc bụng" cũng góp thêm những gam màu tối vào bức tranh toàn cảnh của kinh tế châu Âu. Đó là chưa kể đến một nguy cơ mới đang đe dọa tương lai của Eurozone: đồng euro tăng giá.
Cuối tháng 1 vừa qua, đồng euro đột ngột tăng giá lên mức 1,37 USD. Chỉ đến giữa tháng 2/2013, đồng euro mới ổn định ở mức 1,33 USD. Như vậy, không thể khẳng định nguy cơ đổ vỡ của đồng euro đã được vô hiệu hóa.
Nếu đồng euro tiếp tục duy trì tỷ giá cao, hoạt động xuất khẩu của Eurozone khó có thể phục hồi.
Các nhà phân tích cho rằng, Eurozone vẫn đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tái bùng phát vào bất cứ lúc nào do tình trạng căng thẳng về tài chính và tiền tệ.
Mặc dù thời khắc tồi tệ nhất đe dọa đến sự tồn vong của Eurozone đã qua và tổ chức này vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng vấn đề đặt ra là nó tồn tại như thế nào, và phục hồi ra sao sau khủng hoảng.
Đây cũng chính là bài toán khó mà giới chức châu Âu vẫn chưa thể có lời giải bền vững và lâu dài./.
Bước sang năm 2013, mặc dù triển vọng kinh tế được dự báo có phần sáng sủa hơn, nhưng tình trạng ốm yếu của khu vực tư nhân cộng với chính sách "thắt lưng, buộc bụng" cắt giảm chi tiêu ở nhiều nước khiến tiến trình phục hồi của Eurozone thêm chậm chạp.
Các số liệu kinh tế mới công bố cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên thực tế của Eurozone chỉ đạt 0,6% trong quý IV/2012 - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009 đến nay.
Nếu tính cả năm 2012, nền kinh tế Eurozone đã chạm đến "giới hạn đỏ" khi GDP dừng lại ở mức - 0,9%.
Số liệu nghèo nàn của quá khứ và chính sách thụ động của hiện tại đang đẩy Eurozone đến một tương lai đầy bất ổn, và EIU dự báo kinh tế khu vực này có thể chỉ đạt mức 0,2% năm 2013.
Do đầu tư và kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, nên tốc độ tăng trưởng GDP của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu lục, cũng chỉ đạt 0,6%, trong khi Pháp là 0,3%. Tuy vậy, những diễn biến phức tạp liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone không phải là điều quá bất ngờ khi kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đã báo trước một mùa đông ảm đạm.
Bên cạnh đó, vẫn còn có quá nhiều lực cản đối với tiến trình phục hồi của nền kinh tế châu Âu. Chi phí tiếp cận nguồn vốn quá cao khi lãi suất cho vay trung bình đối với các doanh nghiệp phi tài chính của Eurozone là 3,4% trong quý cuối năm ngoái, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP, khiến khu vực tư nhân khó vươn dậy để đảm nhận vai trò là động lực cho tốc độ phục hồi của nền kinh tế châu lục.
Thất nghiệp gia tăng do doanh nghiệp thu hẹp hoạt động trong khi chính phủ thực hiện chính sách "thắt lưng, buộc bụng" cũng góp thêm những gam màu tối vào bức tranh toàn cảnh của kinh tế châu Âu. Đó là chưa kể đến một nguy cơ mới đang đe dọa tương lai của Eurozone: đồng euro tăng giá.
Cuối tháng 1 vừa qua, đồng euro đột ngột tăng giá lên mức 1,37 USD. Chỉ đến giữa tháng 2/2013, đồng euro mới ổn định ở mức 1,33 USD. Như vậy, không thể khẳng định nguy cơ đổ vỡ của đồng euro đã được vô hiệu hóa.
Nếu đồng euro tiếp tục duy trì tỷ giá cao, hoạt động xuất khẩu của Eurozone khó có thể phục hồi.
Các nhà phân tích cho rằng, Eurozone vẫn đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tái bùng phát vào bất cứ lúc nào do tình trạng căng thẳng về tài chính và tiền tệ.
Mặc dù thời khắc tồi tệ nhất đe dọa đến sự tồn vong của Eurozone đã qua và tổ chức này vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng vấn đề đặt ra là nó tồn tại như thế nào, và phục hồi ra sao sau khủng hoảng.
Đây cũng chính là bài toán khó mà giới chức châu Âu vẫn chưa thể có lời giải bền vững và lâu dài./.
(TTXVN)