Kết quả khảo sát cho thấy trong số 4.000 doanh nghiệp được hỏi ý kiến thì có tới64% ủng hộ Anh duy trì tư cách thành viên EU nhưng cần phải điều chỉnh các thỏathuận giữa hai bên, trong đó các quy định về việc làm là lĩnh vực ưu tiên số mộtcần được thay đổi, tiếp đến là các quy định về y tế-an toàn, và các chính sáchphát triển khu vực. Trong khi đó, chỉ có 18% số doanh nghiệp ủng hộ việc Anh rúthoàn toàn khỏi EU.
Đây là cuộc khảo sát lớn đầu tiên trong khối doanh nghiệp kể từ khi Thủ tướngAnh David Cameron có bài phát biểu về quan hệ Anh-EU ở Hà Lan hôm 23/1, trong đóông cảnh báo Anh sẽ rút khỏi EU nếu khối này không xem lại điều lệ thành viên vàtrao thêm quyền hành cho nước này.
Ông Cameron cũng cam kết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc "đi hay ở",chậm nhất là vào cuối năm 2017 nếu đảng Bảo thủ của ông thắng cử trong cuộc tổngtuyển cử diễn ra trong năm 2015.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp sau đó lên tiếng cảnh báo rằng kế hoạch tổ chứctrưng cầu dân ý của Thủ tướng Cameron sẽ ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư nướcngoài vào "xứ sở sương mù" trong khi một số khác lại ủng hộ đề xuất của ông.
Theo Tổng Giám đốc BCC John Longworth, các doanh nghiệp Anh cho rằng việc đàmphán lại các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ Anh-EU có khả năng mang lạinhiều lợi ích kinh tế nhất cho nước này, chứ không phải là việc hội nhập sâu hơnhay rút hẳn khỏi liên minh này.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy các công ty ở Anh ngày càng nhận thức được rằng sựthay đổi trong mối quan hệ giữa Anh và EU là cần thiết để thúc đẩy các triểnvọng kinh doanh./.