Ngày 31/10, giới truyền thông Hy Lạp tổ chức các cuộc đình công lần lượt trong vòng 24 giờ nhằm phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," trong bối cảnh Quốc hội nước này chuẩn bị xem xét Dự thảo ngân sách 2013 và tiến hành bỏ phiếu đối với một số đề xuất mới của Chính phủ tại cuộc họp diễn ra cùng ngày.
Giới phóng viên, kỹ thuật viên làm việc cho các tờ nhật báo, tạp chí, đài truyền hình và đài phát thanh tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội, hô vang các khẩu hiệu và vẫy biểu ngữ phản đối các biện pháp họ cho là "không công bằng." Hai nghiệp đoàn lớn là GSEE và ADEDY kêu gọi một cuộc biểu tình khác với mục đích tương tự trước khi diễn ra cuộc tổng bãi công tiếp theo, dự định vào tuần tới.
Người biểu tình trong ngành truyền thông cho rằng nhờ đóng góp nhiều hơn và quản lý tốt hơn, các quỹ của ngành này được sử dụng hiệu quả hơn các quỹ khác và sẽ bị phá hỏng nếu bị sáp nhập vào Tổ chức cung cấp dịch vụ sức khỏe quốc gia (EOPYY) theo kế hoạch mới của Chính phủ. Người dân ở các thành phố miền Bắc cũng biểu tình phản đối kế hoạch tăng 40% giá dầu sưởi vào mùa Thu này.
Vào phút chót cuộc họp tối 30/10, Chính phủ Hy Lạp đã thống nhất sáp nhập quỹ trợ cấp trong ngành truyền thông và các quỹ dành cho ngành y tế thành EOPYY. Một phần kế hoạch này sẽ được Quốc hội bỏ phiếu tại cuộc họp tối 31/10.
Ngoài ra, Quốc hội cũng tiến hành bỏ phiếu đối với kế hoạch của Chính phủ về tư nhân hóa một số dịch vụ công cộng. Đây là cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định đầu tiên đối với Chính phủ liên hiệp 4 tháng tuổi của Hy Lạp, sau đó sẽ là cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Dự thảo Ngân sách 2013, dự kiến diễn ra trong tuần tới.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính sách khắc khổ ở Hy Lạp ngày càng gia tăng, Chính phủ nước này cảnh báo nếu Athens không đạt được thỏa thuận về gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và cải cách tại cuộc họp Khu vực đồng euro vào ngày 12/11 tới thì Hy Lạp sẽ không được giải ngân phần cứu trợ tối cần thiết lên tới 31,5 tỷ euro từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điều này đồng nghĩa Hy Lạp sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ ngay sau đó./.
Giới phóng viên, kỹ thuật viên làm việc cho các tờ nhật báo, tạp chí, đài truyền hình và đài phát thanh tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội, hô vang các khẩu hiệu và vẫy biểu ngữ phản đối các biện pháp họ cho là "không công bằng." Hai nghiệp đoàn lớn là GSEE và ADEDY kêu gọi một cuộc biểu tình khác với mục đích tương tự trước khi diễn ra cuộc tổng bãi công tiếp theo, dự định vào tuần tới.
Người biểu tình trong ngành truyền thông cho rằng nhờ đóng góp nhiều hơn và quản lý tốt hơn, các quỹ của ngành này được sử dụng hiệu quả hơn các quỹ khác và sẽ bị phá hỏng nếu bị sáp nhập vào Tổ chức cung cấp dịch vụ sức khỏe quốc gia (EOPYY) theo kế hoạch mới của Chính phủ. Người dân ở các thành phố miền Bắc cũng biểu tình phản đối kế hoạch tăng 40% giá dầu sưởi vào mùa Thu này.
Vào phút chót cuộc họp tối 30/10, Chính phủ Hy Lạp đã thống nhất sáp nhập quỹ trợ cấp trong ngành truyền thông và các quỹ dành cho ngành y tế thành EOPYY. Một phần kế hoạch này sẽ được Quốc hội bỏ phiếu tại cuộc họp tối 31/10.
Ngoài ra, Quốc hội cũng tiến hành bỏ phiếu đối với kế hoạch của Chính phủ về tư nhân hóa một số dịch vụ công cộng. Đây là cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định đầu tiên đối với Chính phủ liên hiệp 4 tháng tuổi của Hy Lạp, sau đó sẽ là cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Dự thảo Ngân sách 2013, dự kiến diễn ra trong tuần tới.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính sách khắc khổ ở Hy Lạp ngày càng gia tăng, Chính phủ nước này cảnh báo nếu Athens không đạt được thỏa thuận về gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và cải cách tại cuộc họp Khu vực đồng euro vào ngày 12/11 tới thì Hy Lạp sẽ không được giải ngân phần cứu trợ tối cần thiết lên tới 31,5 tỷ euro từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điều này đồng nghĩa Hy Lạp sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ ngay sau đó./.
(TTXVN)