Tính đến tháng 6/2013, toàn thành phố Hà Nội đã có 85,17% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó 33,02% dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Thông tin trên được Trung tâm nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho biết tại cuộc họp sơ kết 5 năm thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 15/8 ở Hà Nội.
Trong giai đoạn 2008-2013, thành phố Hà Nội tiếp tục đầu tư để hoàn thiện đưa vào sử dụng 3 công trình cấp nước tại các xã Liên Bạt và thôn Quảng Nguyên-xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), Xuân Dương (huyện Thanh Oai). Hiện nay, các công trình trên đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Đặc biệt trong năm 2010, Hà Nội đã hoàn thành công tác đầu tư và đưa vào sử dụng trạm cấp nước sạch xã Thượng Cát với công suất thiết kế 2.400 m3/ngày, cung cấp nước cho khoảng 20.000 dân với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung tại các xã Cao Dương (Thanh Oai); thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức); Long Xuyên, Thượng Cốc, Vân Phúc, Vân Nam, Xuân Phú (Phúc Thọ); Liên Hà, Vân Hà (Đông Anh); Nam Phong, Phượng Dực (Phú Xuyên); Hòa Xá, Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa); Thanh Xuân, Xuân Thu (Sóc Sơn).
[Hà Nội đầu tư 450 tỷ đồng cấp nước sạch nông thôn]
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ trương đầu tư xây dựng 6 trạm cấp nước tập trung liên xã tại các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mê Linh, Ứng Hòa, Mỹ Đức cấp nước cho khoảng 225.315 người dân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần tăng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế lên thêm 5,6%. Dự kiến, các dự án này sẽ triển khai đầu tư xây dựng trong thời gian 2014-2015.
Trong năm nay, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã có chủ trương đầu tư cho 5 dự án cấp nước sạch liên xã sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thanh Oai và Thường Tín.
Mặt khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội tiến hành các thủ tục thỏa thuận vị trí, diện tích, nguồn nước với địa phương và tiếp tục giao cho các đơn vị thuộc Sở tiến hành lập dự án theo quy định.
Ngoài ra, trong hai năm 2012-2013, thành phố đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng dự án và thực hiện hỗ trợ 10.000 thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho 10.000 hộ gia đình;
Theo đó, năm 2012 thực hiện 5.000 thiết bị trên địa bàn các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa; năm 2013 thực hiện 5.000 thiết bị trên địa bàn các huyện Thanh Oai và Thường Tín. Dự án đã góp phần giải quyết được nhu cầu nước sạch cho khoảng 45.000 người dân nông thôn.
Thực hiện chương trình Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố giai đoạn 2009-2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho biết, đã chấp thuận dự án hỗ trợ 40.000 bể lọc xử lý nước cho các hộ nghèo, gia đình chính sách tại các khu vực khó khăn về nguồn nước và chưa có kế hoạch xây dựng các trạm cấp nước sạch tập trung. Dự án sẽ tiến hành từ năm 2012-2015./.
Thông tin trên được Trung tâm nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho biết tại cuộc họp sơ kết 5 năm thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 15/8 ở Hà Nội.
Trong giai đoạn 2008-2013, thành phố Hà Nội tiếp tục đầu tư để hoàn thiện đưa vào sử dụng 3 công trình cấp nước tại các xã Liên Bạt và thôn Quảng Nguyên-xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), Xuân Dương (huyện Thanh Oai). Hiện nay, các công trình trên đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Đặc biệt trong năm 2010, Hà Nội đã hoàn thành công tác đầu tư và đưa vào sử dụng trạm cấp nước sạch xã Thượng Cát với công suất thiết kế 2.400 m3/ngày, cung cấp nước cho khoảng 20.000 dân với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung tại các xã Cao Dương (Thanh Oai); thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức); Long Xuyên, Thượng Cốc, Vân Phúc, Vân Nam, Xuân Phú (Phúc Thọ); Liên Hà, Vân Hà (Đông Anh); Nam Phong, Phượng Dực (Phú Xuyên); Hòa Xá, Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa); Thanh Xuân, Xuân Thu (Sóc Sơn).
[Hà Nội đầu tư 450 tỷ đồng cấp nước sạch nông thôn]
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ trương đầu tư xây dựng 6 trạm cấp nước tập trung liên xã tại các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mê Linh, Ứng Hòa, Mỹ Đức cấp nước cho khoảng 225.315 người dân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần tăng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế lên thêm 5,6%. Dự kiến, các dự án này sẽ triển khai đầu tư xây dựng trong thời gian 2014-2015.
Trong năm nay, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã có chủ trương đầu tư cho 5 dự án cấp nước sạch liên xã sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thanh Oai và Thường Tín.
Mặt khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội tiến hành các thủ tục thỏa thuận vị trí, diện tích, nguồn nước với địa phương và tiếp tục giao cho các đơn vị thuộc Sở tiến hành lập dự án theo quy định.
Ngoài ra, trong hai năm 2012-2013, thành phố đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng dự án và thực hiện hỗ trợ 10.000 thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho 10.000 hộ gia đình;
Theo đó, năm 2012 thực hiện 5.000 thiết bị trên địa bàn các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa; năm 2013 thực hiện 5.000 thiết bị trên địa bàn các huyện Thanh Oai và Thường Tín. Dự án đã góp phần giải quyết được nhu cầu nước sạch cho khoảng 45.000 người dân nông thôn.
Thực hiện chương trình Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố giai đoạn 2009-2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho biết, đã chấp thuận dự án hỗ trợ 40.000 bể lọc xử lý nước cho các hộ nghèo, gia đình chính sách tại các khu vực khó khăn về nguồn nước và chưa có kế hoạch xây dựng các trạm cấp nước sạch tập trung. Dự án sẽ tiến hành từ năm 2012-2015./.
Thanh Tâm (Vietnam+)