Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cuối tuần qua cho biết họ chưa muốn điều chỉnh công thức đối với SDR, hay còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt, sau khi xuất hiện một số lời kêu gọi bổ sung đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền tệ này.
Hồi tháng 11 năm ngoái, IMF cũng từng nhận xét rằng đồng nhân dân tệ không đạt tiêu chí "có thể được sử dụng tự do" và do đó nó không thể được bổ sung vào SDR, cho dù Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Bình luận về đề nghị của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) đòi xem xét khả năng mở rộng SDR, Ban điều hành IMF nhấn mạnh họ không nghĩ là định chế tài chính đa phương toàn cầu này sẽ nới lỏng các yêu cầu mà chỉ những đồng tiền "có thể được sử dụng tự do" mới có thể đáp ứng được để tham gia SDR.
Trong một tuyên bố, Ban điều hành IMF nêu rõ: "Một số thành viên Ban điều hành để ngỏ khả năng tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho tiêu chuẩn "có thể được sử dụng tự do," song họ nhấn mạnh tiêu chuẩn để tham gia SDR sẽ không được hạ thấp."
Tuyên bố trên của IMF được đưa ra ngay sau khi xuất hiện một loạt lời kêu gọi SDR nên được mở rộng để bao gồm cả những đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, đặt biệt là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
SDR được IMF xây dựng như một loại tiền dự trữ đặc biệt để cho các nền kinh tế thiếu thanh khoản vay. Kể từ năm 2000, một năm sau khi đồng euro của châu Âu ra đời, SDR bao gồm bốn đồng tiền chủ chốt là USD, bảng Anh, yen Nhật và euro.
Tháng 2/2011, Giám đốc điều hành khi đó của IMF là ông Dominique Strauss-Kahn đã đề xuất mở rộng rổ SDR để "kết nạp" thêm các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, chẳng hạn như đồng nhân dân tệ.
Tháng 3/2011, với tư cách là Chủ tịch G20, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã hối thúc nhóm này đưa ra thời gian biểu mở rộng SDR. G20 đã trình một báo cáo trong đó đề nghị thay tiêu chuẩn "có thể được sử dụng tự do" bằng một lựa chọn thay thế để SDR bao gồm đồng tiền của các nước mới.
Theo G20, tiêu chuẩn thay thế có thể là dựa trên tính thanh khoản của đồng tiền đó trên các thị trường ngoại hối, tính sẵn sàng được sử dụng như các công cụ lãi suất thích hợp./.
Hồi tháng 11 năm ngoái, IMF cũng từng nhận xét rằng đồng nhân dân tệ không đạt tiêu chí "có thể được sử dụng tự do" và do đó nó không thể được bổ sung vào SDR, cho dù Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Bình luận về đề nghị của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) đòi xem xét khả năng mở rộng SDR, Ban điều hành IMF nhấn mạnh họ không nghĩ là định chế tài chính đa phương toàn cầu này sẽ nới lỏng các yêu cầu mà chỉ những đồng tiền "có thể được sử dụng tự do" mới có thể đáp ứng được để tham gia SDR.
Trong một tuyên bố, Ban điều hành IMF nêu rõ: "Một số thành viên Ban điều hành để ngỏ khả năng tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho tiêu chuẩn "có thể được sử dụng tự do," song họ nhấn mạnh tiêu chuẩn để tham gia SDR sẽ không được hạ thấp."
Tuyên bố trên của IMF được đưa ra ngay sau khi xuất hiện một loạt lời kêu gọi SDR nên được mở rộng để bao gồm cả những đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, đặt biệt là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
SDR được IMF xây dựng như một loại tiền dự trữ đặc biệt để cho các nền kinh tế thiếu thanh khoản vay. Kể từ năm 2000, một năm sau khi đồng euro của châu Âu ra đời, SDR bao gồm bốn đồng tiền chủ chốt là USD, bảng Anh, yen Nhật và euro.
Tháng 2/2011, Giám đốc điều hành khi đó của IMF là ông Dominique Strauss-Kahn đã đề xuất mở rộng rổ SDR để "kết nạp" thêm các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, chẳng hạn như đồng nhân dân tệ.
Tháng 3/2011, với tư cách là Chủ tịch G20, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã hối thúc nhóm này đưa ra thời gian biểu mở rộng SDR. G20 đã trình một báo cáo trong đó đề nghị thay tiêu chuẩn "có thể được sử dụng tự do" bằng một lựa chọn thay thế để SDR bao gồm đồng tiền của các nước mới.
Theo G20, tiêu chuẩn thay thế có thể là dựa trên tính thanh khoản của đồng tiền đó trên các thị trường ngoại hối, tính sẵn sàng được sử dụng như các công cụ lãi suất thích hợp./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)