Indonesia sắp triển khai 30 dự án cơ sở hạ tầng lớn

Indonesia sẽ triển khai 30 dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn trên cơ sở hợp tác công-tư năm 2014, với với tống vốn gần 33 tỷ USD.
Indonesia sắp triển khai 30 dự án cơ sở hạ tầng lớn ảnh 1Một góc thủ đô Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Bloomberg)

Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, Hatta Rajasa vừa cho biết chính phủ nước này sẽ triển khai 30 dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn trên cơ sở hợp tác công-tư (PPP) trong năm 2014, với với tống vốn đầu tư 380.000 tỷ rupiah (32,74 tỷ USD).

Đây cũng chính là những ưu tiên trước mắt trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh phát triển kinh tế (MP3EI) của chính phủ Indonesia, bởi có tác động tích cực kép đến nền kinh tế đất nước “Vạn Đảo”, trong đó có các dự án xây dựng đập thủy điện, sân bay, đường sắt, bến cảng, xa lộ và nhà máy điện.

Bộ trưởng Hatta Rajasa cho biết thêm rằng Chính phủ Indonesia sẽ ban hành quy định mới để chuẩn bị cho các dự án ưu tiên, nhất là những dự án được thực hiện theo mô hình PPP, nhằm nâng cao tính trách nhiệm và tính minh bạch thông qua áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, trong đó đòi hỏi mỗi một dự án đều phải được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, từ nghiên cứu khả thi đến đấu thấu thầu và triển khai.

Ngoài ra, chính phủ Indonesia cũng sẽ cung cấp các ưu đãi cần thiết, bao gồm cả đòn bẩy tài chính, đối với từng dự án cụ thể để tăng cường thu hút các nhà đầu tư.

Trong số này có các dự án xây dựng các tuyến xa lộ Medan-Binjai ở Bắc Sumatra, Balikpapan-Samarinda ở Đông Kalimantan, tuyến đường sắt Makassar -Pare ở Nam Sulawesi và nhà máy thủy điện Karama ở Tây Sulawesi.

Với MP3EI , chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu nâng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 4.500 tỷ USD, vào năm 2015, từ mức 3.000 tỷ USD hiện nay, đưa nước này lọt vào tốp 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo số liệu của Ủy ban Điều phối Đầu tư Quốc gia Indonesia, tổng giá trị các dự án đã được triển khai trong khuôn khổ MP3EI kể từ năm 2011 đến nay là 737.900 tỷ rupiah, trong đó khoảng 45,4% (355.000 tỷ rupiah) là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cũng nhờ tăng cường thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong đánh giá công bố hồi tháng 9 mới đây đã nâng 12 bậc vị trí xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI)  của Indonesia lên thứ 38./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục