Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân hiện đã trồng được hơn 9.000ha rừng kinh tế xen lẫn rừng tự nhiên tạo thành thảm thực vật phong phú cho hệ thống rừng đặc dụng Bắc Hải Vân.
Rừng đặc dụng ở Bắc Hải Vân (Thừa Thiên-Huế) có diện tích gần 10.500ha, trải dài từ đèo Phước Tượng đến đèo Hải Vân.
Xuất phát từ một nhánh của dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy thẳng ra biển Đông, thành điểm cuối rừng miền Trung kể từ Lào, nên Hải Vân trở thành "lá chắn" giữa hai miền khí hậu, thổ nhưỡng Bắc-Nam khác nhau, phân định rõ rệt hai vùng khí hậu.
Chính vì vậy, đây cũng là vùng rừng núi có sự giao thoa giữa hai loài động, thực vật (Bắc-Nam) tạo ra những loài, giống mới, riêng có.
Các loại cây tự nhiên như cây chò, huỷnh, gõ ở đây cho gỗ tốt hơn, có độ dai, bền hơn gỗ cùng loài ở rừng khác... đồng thời tạo thành đa dạng sinh học cho vùng rừng Bắc Hải Vân.
Tuy nhiên, hiện rừng Hải Vân nói chung và Bắc Hải Vân nói riêng, còn rất ít cây tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng mới như thông, keo lá tràm có giá trị kinh tế thấp và kém về giá trị phòng hộ.
Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc đã thành công trong việc nhân giống các loại cây tự nhiên, nhất là cây huỷnh để khôi phục lại diện tích rừng đặc dụng đã bị mất.
Vào tháng Bảy, tháng Tám hàng năm, khi thấy quả cây huỷnh chuyển từ màu xanh sang màu cánh gián thì bắt đầu thu hái. Quả huỷnh khi thu hái về chất thành đống cao không quá 30cm trên sàn nhà và ủ từ 2-3 ngày cho chín đều, sau đó đem phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió.
Trước khi gieo, ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1% trong 15 phút, rồi vớt ra, ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh khoảng 6-8 giờ. Sau đó vớt hạt ra để ráo nước, đem gieo lên luống đất làm sẵn ở vườn ươm hoặc ủ trong cát ẩm để cây nảy mầm, khoảng từ 12-18 tháng sau mới đem trồng.
Trồng rừng tự nhiên xen kẽ dưới tán rừng kinh tế để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và thay thế dần rừng kinh tế khi cần thiết.
Khó khăn của đơn vị hiện nay là với diện tích rừng lớn, lại nằm trên một địa hình phức tạp, nên việc quản lý người dân sống gần rừng vào khai thác hết sức khó khăn.
Vào mùa nắng nóng, rừng ở đây dễ cháy do nhiều nguyên nhân như bom đạn tự phát nổ gây cháy, hoặc người đi đường (cả đường sắt và đường bộ) qua đèo Hải Vận vô ý vứt tàn thuốc, than lửa xuống đường gặp thảm thực bì khô nhanh chóng bắt cháy. Trong khi đó, lực lượng phòng, chữa cháy rất mỏng.
Biện pháp chủ yếu hiện nay của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân là làm được 24km đường ranh cản lửa dọc theo tuyến đường sắt và Quốc lộ 1A đoạn qua đèo Hải Vân, xác định các hồ nước tự nhiên trong rừng và giao cho từng trạm quản lý ở các địa bàn theo dõi, sử dụng khi cần thiết.../.
Rừng đặc dụng ở Bắc Hải Vân (Thừa Thiên-Huế) có diện tích gần 10.500ha, trải dài từ đèo Phước Tượng đến đèo Hải Vân.
Xuất phát từ một nhánh của dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy thẳng ra biển Đông, thành điểm cuối rừng miền Trung kể từ Lào, nên Hải Vân trở thành "lá chắn" giữa hai miền khí hậu, thổ nhưỡng Bắc-Nam khác nhau, phân định rõ rệt hai vùng khí hậu.
Chính vì vậy, đây cũng là vùng rừng núi có sự giao thoa giữa hai loài động, thực vật (Bắc-Nam) tạo ra những loài, giống mới, riêng có.
Các loại cây tự nhiên như cây chò, huỷnh, gõ ở đây cho gỗ tốt hơn, có độ dai, bền hơn gỗ cùng loài ở rừng khác... đồng thời tạo thành đa dạng sinh học cho vùng rừng Bắc Hải Vân.
Tuy nhiên, hiện rừng Hải Vân nói chung và Bắc Hải Vân nói riêng, còn rất ít cây tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng mới như thông, keo lá tràm có giá trị kinh tế thấp và kém về giá trị phòng hộ.
Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc đã thành công trong việc nhân giống các loại cây tự nhiên, nhất là cây huỷnh để khôi phục lại diện tích rừng đặc dụng đã bị mất.
Vào tháng Bảy, tháng Tám hàng năm, khi thấy quả cây huỷnh chuyển từ màu xanh sang màu cánh gián thì bắt đầu thu hái. Quả huỷnh khi thu hái về chất thành đống cao không quá 30cm trên sàn nhà và ủ từ 2-3 ngày cho chín đều, sau đó đem phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió.
Trước khi gieo, ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1% trong 15 phút, rồi vớt ra, ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh khoảng 6-8 giờ. Sau đó vớt hạt ra để ráo nước, đem gieo lên luống đất làm sẵn ở vườn ươm hoặc ủ trong cát ẩm để cây nảy mầm, khoảng từ 12-18 tháng sau mới đem trồng.
Trồng rừng tự nhiên xen kẽ dưới tán rừng kinh tế để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và thay thế dần rừng kinh tế khi cần thiết.
Khó khăn của đơn vị hiện nay là với diện tích rừng lớn, lại nằm trên một địa hình phức tạp, nên việc quản lý người dân sống gần rừng vào khai thác hết sức khó khăn.
Vào mùa nắng nóng, rừng ở đây dễ cháy do nhiều nguyên nhân như bom đạn tự phát nổ gây cháy, hoặc người đi đường (cả đường sắt và đường bộ) qua đèo Hải Vận vô ý vứt tàn thuốc, than lửa xuống đường gặp thảm thực bì khô nhanh chóng bắt cháy. Trong khi đó, lực lượng phòng, chữa cháy rất mỏng.
Biện pháp chủ yếu hiện nay của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân là làm được 24km đường ranh cản lửa dọc theo tuyến đường sắt và Quốc lộ 1A đoạn qua đèo Hải Vân, xác định các hồ nước tự nhiên trong rừng và giao cho từng trạm quản lý ở các địa bàn theo dõi, sử dụng khi cần thiết.../.
Quốc Việt (TTXVN)