Những ngày này, làng hương Thủy Xuân ở thành phố Huế bước vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm, người lớn, phụ nữ, trẻ em ai cũng tất bật với công việc bởi đây cũng là mùa làm ăn chính của họ.
Không khí Tết đã đến với làng hương, cả làng đang chạy đua với thời gian để sản xuất hương bán phục vụ mùa Tết.
Hàng chục năm nay, Thủy Xuân đã nổi tiếng với nghề hương thủ công truyền thống. Tuy nghề làm hương có mùa vụ quanh năm, nhưng vào tháng cuối năm này, không khí làm việc ở làng nghề rất khẩn trương.
Mỗi nhà đều nỗ lực để hoàn thành những đơn hàng cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón Tết. Trên con đường vào làng, đâu đâu cũng bắt gặp sắc màu rực rỡ của hàng ngàn bó hương và mùi thơm thật nồng nàn ấm cúng.
Chị Nguyễn Thị Huê cho biết từ đầu tháng Chạp, nhiều khách hàng đặt đã mua hương. Mỗi ngày, mỗi người sản xuất khoảng 7.000-8.000 cây hương, lúc cao điểm cũng làm gần 10.000 cây hương, nhưng mấy bữa nay vẫn “cháy” hàng vì sản xuất ra bao nhiêu cũng không đủ giao cho khách.
Theo những người dân ở đây, nghề làm hương có từ thời Nhà Nguyễn, nhưng cũng chỉ có vài nhà làm, dần dần mức tiêu thụ tăng cao nên nghề hương trở nên phổ biến. Đặc biệt là mấy năm trở lại đây, nhờ có sự kết hợp làm sản phẩm du lịch mà nghề hương đã thực sự khởi sắc. Hầu hết người dân trong làng đều theo và sống bằng nghề xe hương.
Làng hương bây giờ đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Đến đây, du khách không chỉ được chứng kiến các công đoạn làm hương, mà còn được trải nghiệm khi tự tay thực hiện việc xe hương.
Anh Alex - một du khách người Anh hào hứng với một que hương vừa xe xong: "Tôi đã tự mình làm ra nó, không đẹp như những người thợ ở đây nhưng tôi rất vui. Hương của Huế rất thơm và có màu sắc đẹp.”
Làm hương không khó, không đòi hỏi nhiều sức khỏe, ai cũng có thể làm được và mang tính chất gia đình. Người lớn thì nhúng hương, nhồi bột, trẻ em, người già thì xe hương hay đóng gói...Cũng như nhiều nơi khác, nguyên liệu làm hương gồm tăm, bột quế hoặc trầm, bột keo, bột cưa, mùi vị…
Tuy nhiên, hương Thủy Xuân mỗi loại hương đều mang những mùi thơm đặc trưng khó lẫn lộn với hương của các làng nghề khác, nên được thị trường ưa chuộng. Trong đó, nổi bật nhất là hương trầm Huế.
Chị Tôn Nữ Phước Hạnh - một người làm hương hơn 20 năm cho biết hương trầm có nhiều loại, trầm thường, trầm tốt, trầm đặc biệt. Hương trầm có một mùi hương đặc trưng bởi người làm hương phải rất kỳ công lựa chọn và pha trộn với tỷ lệ thích hợp của các nguyên liệu: hoa hồi, thảo quả, bạch đàn, hoa bưởi khô, đinh hương....hơn nữa, màu sắc của hương trầm Huế thông thường có màu vàng sáng hơn các loại hương nơi khác vì hương của làng không sử dụng hóa chất, chỉ dùng các loại hương liệu, nguyên liệu tự nhiên".
Điều đặc biệt, hương ở đây chủ yếu được làm bằng thủ công từ công đoạn pha chế màu nhuộm cho đến xe hương. Vì vậy mà cây hương nhìn tròn trịa, dẻo và không bị bể.
Xe hương xong được đem phơi trên những chiếc phên, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp mà giữ nguyên mùi thơm. Mà lúc đốt, hương sẽ cháy đến tận chân hương và tàn hương thì uốn cong rất đẹp.
Thời điểm này, ghé vào nhà nào ở Thủy Xuân cũng thấy mọi người tích cực xe hương vừa chuyện trò vui vẻ để có đủ hàng cung cấp cho các mối bán buôn phục vụ nhu cầu Tết, vừa phục vụ du lịch.
Hương Thủy Xuân không chỉ cung ứng nhu cầu trong tỉnh, mà còn đi đến các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
Giờ đây, hương không chỉ đơn thuần là sản phẩm tâm linh mà nó đã trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình còn giữ lại nghề truyền thống, nhất là trong những ngày Tết đến Xuân về./.
Không khí Tết đã đến với làng hương, cả làng đang chạy đua với thời gian để sản xuất hương bán phục vụ mùa Tết.
Hàng chục năm nay, Thủy Xuân đã nổi tiếng với nghề hương thủ công truyền thống. Tuy nghề làm hương có mùa vụ quanh năm, nhưng vào tháng cuối năm này, không khí làm việc ở làng nghề rất khẩn trương.
Mỗi nhà đều nỗ lực để hoàn thành những đơn hàng cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón Tết. Trên con đường vào làng, đâu đâu cũng bắt gặp sắc màu rực rỡ của hàng ngàn bó hương và mùi thơm thật nồng nàn ấm cúng.
Chị Nguyễn Thị Huê cho biết từ đầu tháng Chạp, nhiều khách hàng đặt đã mua hương. Mỗi ngày, mỗi người sản xuất khoảng 7.000-8.000 cây hương, lúc cao điểm cũng làm gần 10.000 cây hương, nhưng mấy bữa nay vẫn “cháy” hàng vì sản xuất ra bao nhiêu cũng không đủ giao cho khách.
Theo những người dân ở đây, nghề làm hương có từ thời Nhà Nguyễn, nhưng cũng chỉ có vài nhà làm, dần dần mức tiêu thụ tăng cao nên nghề hương trở nên phổ biến. Đặc biệt là mấy năm trở lại đây, nhờ có sự kết hợp làm sản phẩm du lịch mà nghề hương đã thực sự khởi sắc. Hầu hết người dân trong làng đều theo và sống bằng nghề xe hương.
Làng hương bây giờ đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Đến đây, du khách không chỉ được chứng kiến các công đoạn làm hương, mà còn được trải nghiệm khi tự tay thực hiện việc xe hương.
Anh Alex - một du khách người Anh hào hứng với một que hương vừa xe xong: "Tôi đã tự mình làm ra nó, không đẹp như những người thợ ở đây nhưng tôi rất vui. Hương của Huế rất thơm và có màu sắc đẹp.”
Làm hương không khó, không đòi hỏi nhiều sức khỏe, ai cũng có thể làm được và mang tính chất gia đình. Người lớn thì nhúng hương, nhồi bột, trẻ em, người già thì xe hương hay đóng gói...Cũng như nhiều nơi khác, nguyên liệu làm hương gồm tăm, bột quế hoặc trầm, bột keo, bột cưa, mùi vị…
Tuy nhiên, hương Thủy Xuân mỗi loại hương đều mang những mùi thơm đặc trưng khó lẫn lộn với hương của các làng nghề khác, nên được thị trường ưa chuộng. Trong đó, nổi bật nhất là hương trầm Huế.
Chị Tôn Nữ Phước Hạnh - một người làm hương hơn 20 năm cho biết hương trầm có nhiều loại, trầm thường, trầm tốt, trầm đặc biệt. Hương trầm có một mùi hương đặc trưng bởi người làm hương phải rất kỳ công lựa chọn và pha trộn với tỷ lệ thích hợp của các nguyên liệu: hoa hồi, thảo quả, bạch đàn, hoa bưởi khô, đinh hương....hơn nữa, màu sắc của hương trầm Huế thông thường có màu vàng sáng hơn các loại hương nơi khác vì hương của làng không sử dụng hóa chất, chỉ dùng các loại hương liệu, nguyên liệu tự nhiên".
Điều đặc biệt, hương ở đây chủ yếu được làm bằng thủ công từ công đoạn pha chế màu nhuộm cho đến xe hương. Vì vậy mà cây hương nhìn tròn trịa, dẻo và không bị bể.
Xe hương xong được đem phơi trên những chiếc phên, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp mà giữ nguyên mùi thơm. Mà lúc đốt, hương sẽ cháy đến tận chân hương và tàn hương thì uốn cong rất đẹp.
Thời điểm này, ghé vào nhà nào ở Thủy Xuân cũng thấy mọi người tích cực xe hương vừa chuyện trò vui vẻ để có đủ hàng cung cấp cho các mối bán buôn phục vụ nhu cầu Tết, vừa phục vụ du lịch.
Hương Thủy Xuân không chỉ cung ứng nhu cầu trong tỉnh, mà còn đi đến các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
Giờ đây, hương không chỉ đơn thuần là sản phẩm tâm linh mà nó đã trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình còn giữ lại nghề truyền thống, nhất là trong những ngày Tết đến Xuân về./.
Tường Vi (TTXVN)