Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá cao hoạt động của những tòaán này và nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc truy tìm và xét xử các tộiphạm quốc tế. Những tòa án quốc tế này đều được Liên hợp quốc thiết lập tại TheHague (Hà Lan), bao gồm Tòa án công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Hình sự quốc tế(ICC), Tòa án quốc tế về Nam Tư cũ (ICTY), Tòa án đặc biệt về Lebanon (STL) vàTòa án đặc biệt về Sierra Leone (SCSL).
Bà Patricia O’Brien đã thảo luận với ông Hisashi Owada, Chủ tịch ICJ vềviệc tăng cường hợp tác giữa ICJ với Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc(OLA). ICJ, cơ quan tư pháp lớn nhất của Liên hợp quốc được coi là Tòa án Thếgiới (WC), không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong các giải pháp hòa bình đối vớicác tranh chấp quốc tế giữa các nước mà còn đóng góp quan trọng vào quá trìnhphát triển luật quốc tế.
Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), Sang-HyunSong, cố vấn luật pháp của Liên hợp quốc, cũng nhấn mạnh sự cần thiết tăng cườnghợp tác giữa Liên hợp quốc với ICC.
Bà Patricia O’Brien cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mooncũng khẳng định sự ủng hộ liên tục đối với hoạt động của ICC và coi ICC là trungtâm của hệ thống luật pháp hình sự toàn cầu, đánh dấu bước ngoặt của các nỗ lựcquốc tế nhằm tăng cường thực thi luật nhân đạo quốc tế, tăng cường công lý vànền pháp trị trên toàn cầu.
Bà Patricia O’Brien cũng có các cuộc thảo luận với Chủ tịch ICTYPatrick Robinson; Chủ tịch STL Antonio Cassese và bộ ba thẩm phán của SCSL đangxét xử cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor, về tội ác chống nhân loại./.