Trong số đó có6 vụ sạt lở có quy mô lớn ảnh hưởng đến 567 hộ dân phải di dời và sạt lở nền,mái taluy 11 điểm trường ở hai huyện An Phú, Tịnh Biên.
Hiện sạt lở ở An Giang đã xảy ra từng đoạn dài trung bình từ 10-100m, đặc biệt có đoạn sạt lở dài 300-800m và sâu vào đất liền khoảng50m, tập trung nhiều ở đoạn sông thuộc xã Vĩnh Hòa, Tân An (thị xã Tân Châu);Bình Thủy (huyện Châu Phú); Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên); Phú Hiệp (PhúTân).
Các vị trí sạt lở khoét sâu vào đường bờ, làm mất diện tích đất canh tácvà làm hư hại một số tuyến đường giao thông, như xã Bình Thủy (Châu Phú), PhúHiệp (Phú Tân); Tân An, Vĩnh Trường (thị xã Tân Châu), phường Mỹ Phước, xã MỹHòa Hưng (thành phố Long Xuyên); tuyến đường tỉnh N1, 91 C, 941, 944, 952, 954,955A, 957.
Do năm nay nước lũ ở An Giang lên nhanh, cao hơn so với các năm trước, nêndiễn biến sạt lở phức tạp, có quy mô lớn, dự báo còn tiếp tục phức tạp, nguy cơsạt lở cao ngoài vị trí kết quả khảo sát, cảnh báo, nhất là ở cao điểm lũ hiệnnay và sau lũ. Để ứng phó kịp thời, Sở Tài nguyên và Môi trường đã khuyến cáocác cấp, các ngành có liên quan có kế hoạch và giải pháp phòng chống kịp thời.
Tỉnh còn chỉ đạo các địa phương theo dõi và kịp thời báo cáo các diễn biếnbất thường có thể dẫn đến sạt lở; thông qua các phương tiện thông tin truyềnthông thông báo thường xuyên diễn biến sạt lở; tăng cường vận động, khuyến cáongười dân di dời, di dời tạm khỏi vùng cảnh báo, vùng bị ngập nước và cảnh giáccao, vì khu vực bờ sông đang bị ngập nước nên rất khó phát hiện các dấu hiệu xảyra sạt lở.
Đồng thời, các địa phương vận động nhân dân cùng Nhà nước giám sát, theo dõivà báo cáo với chính quyền khi phát hiện có hoạt động khai thác cát sông tráiphép và dấu hiệu sạt lở; tại những đoạn đường sạt lở phải hạn chế lưu thông,giảm tải trọng và vận tốc 20 km/giờ.
Qua kết quả đo đạc, khảo sát năm 2011 tỉnh An Giang có 56 đoạn sông có nguycơ sạt lở đất bờ sông với hệ số cung trượt dao động từ 0,48-0,979, từ trungbình đến rất nguy hiểm./.