Theo Thứ trưởng Đồn điền và Hàng hóa Malaisia, Hamzah Zainudin, nước này đã đề xuất thiết lập Thị trường cao su quốc tế với Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, nhằm kiểm soát giá cao su toàn cầu và duy trì sự ổn định sản lượng khi giá cả tăng.
Ông Hamzah nhận định nhu cầu sẽ vẫn cao, song Malaisia sẽ nỗ lực giữ giá cao su ổn định ở 8-9 ringgit (244-275 xu Mỹ)/kg, trong khi mức mục tiêu trong 5 năm tới là 300 xu/kg.
Giá cao su tự nhiên giảm hơn 66%, xuống 110 xu/kg trong thời gian giữa tháng Bảy đến tháng 12/2008, do khủng hoảng khiến nhu cầu sụt giảm, song sau đó đã vọt lên mức 287 xu/kg vào tháng 12/2009.
Giá cao su chuẩn tại Ủy ban cao su Malaisia (MRB) ở mức 291,1 xu/kg vào cuối tuần trước.
Hơn 93% lượng cao su tự nhiên của Malaisia nằm trong tay 265.000 tiểu chủ, những người thường nắm giữ lượng nhỏ khi giá thấp và mua vào lượng lớn khi giá cao.
Tổng giám đốc MRB, Salmiah Ahmad, cho rằng Thị trường cao su quốc tế sẽ giúp duy trì giá cao su ở mức đủ cao để khuyến khích các tiểu chủ mua vào, từ đó tạo sự đảm bảo về nguồn cung.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cao su Ấn Độ, Sajen Peter, nói không cần thiết phải có một thị trường mới bởi biến động giá hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu.
Malaisia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đóng góp 76% sản lượng cao su tự nhiên và 93% lượng cao su xuất khẩu của toàn cầu, trong khi Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ tư thế giới.
Năm 2009, sản lượng cao su tự nhiên của Malaisia đạt hơn 857.000 tấn, trong đó giá trị xuất khẩu vượt 25 tỷ ringgit, chiếm 4,52% tổng kim ngạch xuất khẩu./.
Ông Hamzah nhận định nhu cầu sẽ vẫn cao, song Malaisia sẽ nỗ lực giữ giá cao su ổn định ở 8-9 ringgit (244-275 xu Mỹ)/kg, trong khi mức mục tiêu trong 5 năm tới là 300 xu/kg.
Giá cao su tự nhiên giảm hơn 66%, xuống 110 xu/kg trong thời gian giữa tháng Bảy đến tháng 12/2008, do khủng hoảng khiến nhu cầu sụt giảm, song sau đó đã vọt lên mức 287 xu/kg vào tháng 12/2009.
Giá cao su chuẩn tại Ủy ban cao su Malaisia (MRB) ở mức 291,1 xu/kg vào cuối tuần trước.
Hơn 93% lượng cao su tự nhiên của Malaisia nằm trong tay 265.000 tiểu chủ, những người thường nắm giữ lượng nhỏ khi giá thấp và mua vào lượng lớn khi giá cao.
Tổng giám đốc MRB, Salmiah Ahmad, cho rằng Thị trường cao su quốc tế sẽ giúp duy trì giá cao su ở mức đủ cao để khuyến khích các tiểu chủ mua vào, từ đó tạo sự đảm bảo về nguồn cung.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cao su Ấn Độ, Sajen Peter, nói không cần thiết phải có một thị trường mới bởi biến động giá hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu.
Malaisia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đóng góp 76% sản lượng cao su tự nhiên và 93% lượng cao su xuất khẩu của toàn cầu, trong khi Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ tư thế giới.
Năm 2009, sản lượng cao su tự nhiên của Malaisia đạt hơn 857.000 tấn, trong đó giá trị xuất khẩu vượt 25 tỷ ringgit, chiếm 4,52% tổng kim ngạch xuất khẩu./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)