Các nhà khoa học hệ thống Trái Đất thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ vừa nghiên cứu thành công mô hình khí hậu GESO-5 có độ chính xác cao nhất từ trước đến nay.
Thông qua mô hình này có thể phác họa hình ảnh mô hình khí hậu toàn cầu.
Trước tiên các nhà khoa học cần quan sát thực địa, sau đó đưa ra giả thiết để giải thích số liệu quan sát được, cuối cùng tiếp tục thông qua nghiệm chứng và suy đoán hệ thống để tìm chứng cứ ủng hộ hoặc bác bỏ giả thiết, từ đó đưa ra kết luận khoa học.
Thông qua mô hình khí hậu GESO-5, các nhà khoa học có thể tiến hành trắc nghiệm và nghiệm chứng đối với các giả thiết khác nhau, đồng thời có thể kiểm nghiệm bằng cách sử dụng số liệu quan sát thực tế, qua đó nắm bắt được các công việc cần để lý giải chính xác tầng khí quyển Trái Đất, lục địa và hải dương.
Kết quả so sánh hai hình ảnh được chụp bằng mô hình khí hậu GESO-5 và chụp từ vệ tinh môi trường có cùng quỹ đạo Trái Đất cho thấy, mô hình khí hậu GESO-5 có thể dự báo chính xác tình trạng khí hậu.
Cụ thể mô hình khí hậu GESO-5 đã dự báo chính xác đặc điểm vị trí và hình dáng của hệ thống tầng mây. Thậm chí mô hình này còn có thể dự báo cụ thể các chi tiết về hình dáng tầng mây.
Độ chính xác của mô hình khí hậu GESO-5 thông thường là 5km/pixel, ngoài ra độ chính xác cao nhất của nó có thể lên đến 3,5km/pixel, vì thế nó được cho là mô hình khí hậu toàn cầu có độ chính xác nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Mô hình khí hậu phổ thông khi mô phỏng tình trạng tầng mây, độ chính xác vào khoảng 28km/pixel.
Điều này có nghĩa là bình diện bản đồ toàn cầu được phác họa bởi mô hình khí hậu phổ thông bao gồm khoảng 777.000 pixel, trong khi đó mô bản đồ bình diện toàn cầu được phác họa bởi mô hình khí hậu GESO-5 có độ chính xác 5km/pixel bao gồm khoảng 24 triệu pixel.
Vì thế, các nhà khoa học có thể căn cứ vào mô hình khí hậu GESO-5 để thu được những thông tin cụ thể và tinh xảo hơn về Trái Đất.
Giống như các mô hình khí hậu khác, mô hình khí hậu GESO-5 cũng thực hiện tính toán tình trạng biến đổi khí hậu trên máy tính bằng các phương trình toán học.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng mô hình khí hậu GESO-5 để dự báo tình trạng biến đổi khí hậu trong vài chục năm tới./.
Thông qua mô hình này có thể phác họa hình ảnh mô hình khí hậu toàn cầu.
Trước tiên các nhà khoa học cần quan sát thực địa, sau đó đưa ra giả thiết để giải thích số liệu quan sát được, cuối cùng tiếp tục thông qua nghiệm chứng và suy đoán hệ thống để tìm chứng cứ ủng hộ hoặc bác bỏ giả thiết, từ đó đưa ra kết luận khoa học.
Thông qua mô hình khí hậu GESO-5, các nhà khoa học có thể tiến hành trắc nghiệm và nghiệm chứng đối với các giả thiết khác nhau, đồng thời có thể kiểm nghiệm bằng cách sử dụng số liệu quan sát thực tế, qua đó nắm bắt được các công việc cần để lý giải chính xác tầng khí quyển Trái Đất, lục địa và hải dương.
Kết quả so sánh hai hình ảnh được chụp bằng mô hình khí hậu GESO-5 và chụp từ vệ tinh môi trường có cùng quỹ đạo Trái Đất cho thấy, mô hình khí hậu GESO-5 có thể dự báo chính xác tình trạng khí hậu.
Cụ thể mô hình khí hậu GESO-5 đã dự báo chính xác đặc điểm vị trí và hình dáng của hệ thống tầng mây. Thậm chí mô hình này còn có thể dự báo cụ thể các chi tiết về hình dáng tầng mây.
Độ chính xác của mô hình khí hậu GESO-5 thông thường là 5km/pixel, ngoài ra độ chính xác cao nhất của nó có thể lên đến 3,5km/pixel, vì thế nó được cho là mô hình khí hậu toàn cầu có độ chính xác nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Mô hình khí hậu phổ thông khi mô phỏng tình trạng tầng mây, độ chính xác vào khoảng 28km/pixel.
Điều này có nghĩa là bình diện bản đồ toàn cầu được phác họa bởi mô hình khí hậu phổ thông bao gồm khoảng 777.000 pixel, trong khi đó mô bản đồ bình diện toàn cầu được phác họa bởi mô hình khí hậu GESO-5 có độ chính xác 5km/pixel bao gồm khoảng 24 triệu pixel.
Vì thế, các nhà khoa học có thể căn cứ vào mô hình khí hậu GESO-5 để thu được những thông tin cụ thể và tinh xảo hơn về Trái Đất.
Giống như các mô hình khí hậu khác, mô hình khí hậu GESO-5 cũng thực hiện tính toán tình trạng biến đổi khí hậu trên máy tính bằng các phương trình toán học.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng mô hình khí hậu GESO-5 để dự báo tình trạng biến đổi khí hậu trong vài chục năm tới./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)