Nghiên cứu của Allianz: Sự cố mạng và Gián đoạn kinh doanh là 2 nguy cơ lớn nhất trong năm 2023

SINGAPORE – Media OutReach – Theo nghiên cứu có tựa đề Allianz Risk Barometer 2023 (tạm dịch Áp kế đo độ rủi ro năm 2023 của Allianz), trong năm 2023, Sự cố mạng và Gián đoạn kinh doanh được xếp hạng là 2 nguy cơ lớn nhất và cũng là 2 mối quan tâm lớn nhất của […]

SINGAPORE – Media OutReach – Theo nghiên cứu có tựa đề Allianz Risk Barometer 2023 (tạm dịch Áp kế đo độ rủi ro năm 2023 của Allianz), trong năm 2023, Sự cố mạngGián đoạn kinh doanh được xếp hạng là 2 nguy cơ lớn nhất và cũng là 2 mối quan tâm lớn nhất của các công ty trong năm thứ hai liên tiếp (cả hai đều chiếm 34% tổng số phản hồi). Tuy nhiên, chính những Diễn biến Kinh tế vĩ mô như lạm phát, sự biến động của thị trường tài chính và suy thoái kinh tế sắp xảy ra (tăng từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 3 hàng năm), cũng như tác động của Khủng hoảng năng lượng (một nguy vơ mới được xếp ở vị trí thứ 4) là những yếu tố đứng đầu trong danh sách rủi ro kinh doanh toàn cầu của năm nay, khi những hậu quả kinh tế và chính trị của thế giới do hậu quả của đại dịch COVID-19 và cuộc chiến kéo dài giữa Nga và Ukraina.

Những mối quan tâm cấp bách như vậy đòi hỏi các công ty phải hành động ngay lập tức, giải thích lý do tại sao cả Thảm họa thiên tai (từ vị trí thứ 3 năm 2022 tụt xuống vị trí thứ 6 năm 2023) và Biến đổi khí hậu (từ vị trí thứ 6 xuống vị trí thứ 7) trong bảng xếp hạng hàng năm, cũng như Đại dịch bùng phát (từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 13) ) vì vaccine đã góp phần chấm dứt tình trạng phong tỏa và giãn cách xã hội.

Rủi ro chính trị và bạo lực là một mục mới khác trong 10 rủi ro toàn cầu hàng đầu ở vị trí thứ 10, trong khi Tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề cao tăng lên vị trí thứ 8. Những thay đổi về luật pháp và quy định vẫn là rủi ro chính ở vị trí thứ 5, trong khi Nguy cơ cháy/nổ tụt hai bậc xuống vị trí thứ 9.

Có thể xem toàn bộ xếp hạng rủi ro quốc gia và toàn cầu ở đây

Allianz Risk Barometer là bảng xếp hạng rủi ro kinh doanh hàng năm được tổng hợp bởi Công ty bảo hiểm doanh nghiệp Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS) của Tập đoàn Allianz, cùng với các đơn vị khác của Allianz, kết hợp quan điểm của 2.712 chuyên gia về quản lý rủi ro tại 94 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các giám đốc điều hành (CEO), chuyên gia quản lý rủi ro, môi giới và chuyên gia bảo hiểm. Allianz Risk Barometer 2023 là năm lần thứ 12 được thực hiện và công bố.

Đề cập về những phát hiện này, ông Joachim Mueller, CEO của AGCS nhận xét: “Trong năm thứ hai liên tiếp, Allianz Risk Barometer cho thấy các công ty quan tâm nhất đến việc gia tăng rủi ro mạng và gián đoạn kinh doanh. Đồng thời, họ cũng nhận thấy lạm phát, suy thoái kinh tế sắp xảy ra và khủng hoảng năng lượng là các mối đe dọa trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của họ. Các công ty – ở châu Âu và đặc biệt là ở Mỹ– khá lo lắng về tình trạng ‘khủng hoảng tài chính’ hiện nay do hậu quả của đại dịch COVID-19 và tác động kinh tế và chính trị từ cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina. Đó là một bài kiểm tra căng thẳng cho khả năng chống chọi và phục hồi của từng công ty”.

Ông Joachim Mueller cho biết thêm: “Tin tích cực là với tư cách là một công ty bảo hiểm, chúng tôi nhận thấy nhiều khách hàng của mình liên tục cải thiện trong lĩnh vực này, đặc biệt là xung quanh việc làm cho chuỗi cung ứng trở nên bền vững hơn, cải thiện kế hoạch kinh doanh một cách liên tục và tăng cường kiểm soát mạng. Hành động để xây dựng khả năng phục hồi và giảm thiểu rủi ro hiện đang là tiền tuyến và trung tâm của các công ty, trước những sự kiện, biến cố của những năm gần đây”.

Trong năm 2023, bốn rủi ro hàng đầu trong Allianz Risk Barometer nhìn chung là nhất quán ở tất cả các quy mô công ty trên toàn cầu – lớn, vừa và nhỏ – cũng như ở các nền kinh tế cốt lõi của Châu Âu và Mỹ (ngoại trừ khủng hoảng năng lượng). Lo ngại về rủi ro đối với các doanh nghiệp ở Châu Á – Thái Bình Dương và các nước Châu Phi cho thấy một số khác biệt phản ánh tác động khác nhau của cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina và những hậu quả kinh tế và chính trị của nó.

Các mối nguy cơ về Sự cố kỹ thuật số và Gián đoạn kinh doanh

Sự cố mạng, chẳng hạn như ngừng hoạt động công nghệ thông tin, mã độc tống tiền (ransomware) tấn công hoặc vi phạm dữ liệu, được xếp hạng là rủi ro quan trọng nhất trên toàn cầu trong năm thứ hai liên tiếp. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra. Sự cố mạng cũng được xếp hạng là mối nguy hiểm hàng đầu ở 19 quốc gia khác nhau, trong đó có Canada, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ và Vương quốc Anh. Đó là rủi ro mà các công ty nhỏ (có doanh thu hàng năm dưới 250 triệu USD) lo ngại nhất.

Ông Shanil Williams, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Bảo lãnh phát hành của của AGCS nhận định: “Đối với nhiều công ty, mối đe dọa trong không gian mạng vẫn cao hơn bao giờ hết và yêu cầu bồi thường bảo hiểm mạng vẫn ở mức cao. Các công ty lớn hiện đã quen với việc trở thành mục tiêu và có thể đẩy lùi hầu hết các cuộc tấn công. Càng ngày, chúng tôi càng thấy nhiều công ty vừa và nhỏ (vốn là những đơn vị thường có xu hướng đánh giá thấp mức độ nguy cơ bị hại của họ) có khả năng này. Tất cả các công ty này cần liên tục đầu tư vào việc tăng cường kiểm soát không gian mạng của mình”.

Theo Trung tâm năng lực mạng Allianz, tần suất các cuộc tấn công ransomware dự kiến vẫn tăng cao trong năm 2023, trong khi chi phí trung bình của một vụ vi phạm dữ liệu ở mức cao nhất mọi thời đại là 4,35 triệu USD và dự kiến ​​sẽ vượt qua 5 triệu USD vào năm 2023. Những căng thẳng địa chính trị rộng lớn hơn đang làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công mạng quy mô lớn do các chủ thể được Nhà nước bảo trợ. Ngoài ra, ngày càng xảy ra tình trạng thiếu hụt các chuyên gia an ninh mạng, điều này mang đến những thách thức khi cải thiện an ninh.

Phạm vi của các nguồn gây gián đoạn là khá rộng. Tình trạng mất an ninh mạng là nguyên nhân khiến các công ty trí tuệ kinh doanh (Business Intelligence – BI: chỉ quá trình doanh nghiệp quản lý, phân tích và tối ưu hiệu quả kinh doanh từ nguồn dữ liệu của mình) lo sợ nhất (45% phản hồi); nguyên nhân quan trọng thứ hai là khủng hoảng năng lượng (35%), tiếp theo là thiên tai (31%).

Chi phí năng lượng tăng vọt đã buộc một số ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng phải sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, di chuyển sản xuất đến các địa điểm thay thế hoặc thậm chí xem xét tạm thời ngừng hoạt động. Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao có nguy cơ gây ra sự gián đoạn nguồn cung trong một số ngành công nghiệp quan trọng ở Châu Âu, bao gồm thực phẩm, nông nghiệp, hóa chất, dược phẩm, xây dựng và sản xuất, mặc dù điều kiện mùa đông ấm áp ở Châu Âu và sự ổn định của giá khí đốt đang giúp giảm bớt nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

Một cuộc suy thoái toàn cầu có thể xảy ra cũng là một nguồn gây gián đoạn khác có thể xảy ra trong năm 2023, với khả năng nhà cung cấp gặp khó, thậm chí phá sản và mất khả năng thanh toán, đây là mối quan tâm đặc biệt đối với các công ty có nhà cung cấp quan trọng duy nhất hoặc số lượng hạn chế. Theo Allianz Trade, tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp toàn cầu có thể sẽ tăng đáng kể vào năm 2023 (+19%).

Các rủi ro hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương

Gián đoạn kinh doanh (rủi ro số 1 với 35% phản hồi) là rủi ro hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương, vượt qua Sự cố mạng (#2 với 32%) được xếp hạng hàng đầu trong ba năm trước. Thảm họa thiên tai (#3 với 27%), Việc thay đổi luật pháp và quy định (#4 với 24%) và Biến đổi khí hậu (#5 với 22%) tạo nên những rủi ro hàng đầu khác trong khu vực.

Gián đoạn kinh doanh nằm trong ba rủi ro hàng đầu ở tất cả các quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương và là rủi ro hàng đầu ở Singapore và Hàn Quốc. Điều này không gây ngạc nhiên vì các công ty cần điều hướng sự gián đoạn chuỗi cung ứng, rủi ro địa chính trị, kinh tế và biến đổi khí hậu cũng như các chuyển đổi dài hạn như số hóa và khử carbon.

Đứng thứ hai ở Châu Á -Thái Bình Dương, Sự cố mạng vẫn là một mối quan tâm đáng kể trong khu vực, đặc biệt là ở Nhật Bản và Ấn Độ, nơi rủi ro này được xếp hạng hàng đầu. Sự cố mạng đã chiếm vị trí hàng đầu ở Ấn Độ trong 6 năm qua và quốc gia này đã phải giải quyết các mối lo ngại về an ninh mạng trong một thời gian. Ví dụ: vào tháng 11 năm 2022, nhiều máy chủ của Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (All India Institute of Medical Sciences – AIIMS), một bệnh viện của Chính phủ Ấn Độ chuyên phục vụ cho các bộ trưởng, chính trị gia và công chúng, đã bị lây nhiễm.

Các doanh nghiệp ở Nhật Bản cũng lo ngại nhất về Sự cố mạng, sự cố đã giành vị trí hàng đầu trong ba năm qua. Đáng chú ý là, năm 2022, một nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản đã buộc phải đóng cửa toàn bộ nhà máy trên toàn quốc trong một ngày sau vụ tấn công mạng vào một nhà cung ứng phụ tùng. Việc tạm ngừng hoạt động này ảnh hưởng đến sản lượng khoảng 13.000 xe.

Những thay đổi về luật pháp và quy định đã tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 4 theo từng năm, giữ vị trí nằm trong số 5 rủi ro hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương trong năm thứ 5 liên tiếp. Đây cũng là rủi ro hàng đầu ở Trung Quốc, nơi các công ty đang phải đối mặt với môi trường pháp lý, chính sách thắt chặt ngày càng tăng và các ngành, lĩnh vực khác nhau như công nghệ, tài chính, giáo dục và vận tải đã phải thích nghi với môi trường pháp lý mới.

Những lo ngại liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Thảm họa thiên tai tăng từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ 3 trong năm nay, do các sự kiện đáng chú ý như lũ lụt lan rộng khắp Nam Á từ tháng 1 đến tháng 10, dẫn đến cái chết của hơn 3.500 người và đợt nắng nóng tàn khốc mà Trung Quốc phải gánh chịu trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua (đợt nóng cao thứ sáu kể từ năm 1880). Cũng không nên đánh giá thấp các hiểm họa thứ cấp, với lũ lụt ở miền đông Australia dẫn đến thiệt hại được bảo hiểm khoảng 4 tỷ USD, gây thiệt hại lớn cho nước này.

Biến đổi khí hậu đã tăng từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 5 so với năm ngoái, do các công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro chuyển đổi do các điều kiện thị trường hoặc yêu cầu sản phẩm mới hoặc do những thay đổi trong chiến lược kinh doanh.

Ông Mark Mitchell, Giám đốc điều hành khu vực của AGCS Châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Mặc dù chuỗi cung ứng đã được cải thiện sau quá trình phục hồi liên quan đến đại dịch COVID-19, nhưng các doanh nghiệp ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự gián đoạn kinh doanh đáng kể do họ cần phải vượt qua rất nhiều thách thức. Điều này bao gồm tình trạng thiếu hụt năng lượng trên toàn cầu và áp lực lạm phát do hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine và căng thẳng địa chính trị, cùng những rủi ro khác trong bảng xếp hạng như sự cố mạng và thảm họa thiên tai”.

Ông Mark Mitchell nhấn mạnh: “Những rủi ro này, cùng với nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm nay, một lần nữa sẽ buộc các công ty phải phát triển và điều chỉnh mô hình kinh doanh của họ, giống như họ đã làm khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát. Các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục tăng cường khả năng phục hồi bằng cách hợp tác với các bên liên quan và đối tác để phát triển các nhà cung cấp thay thế và cải thiện quản lý kinh doanh một cách liên tục”.

Hashtag: #Allianz

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về Allianz Global Corporate & Specialty

Allianz Global Corporate & Specialty (AGCS) là một công ty bảo hiểm doanh nghiệp hàng đầu thế giới và là đơn vị kinh doanh chủ chốt của Allianz Group. AGCS cung cấp tư vấn rủi ro, giải pháp bảo hiểm tài sản-tai nạnchuyển giao rủi ro thay thế cho một loạt các rủi ro thương mại, doanh nghiệp và đặc biệt trên 9 ngành, nghề kinh doanh chuyên dụng và 6 trung tâm khu vực.

Khách hàng của AGCS rất đa dạng, từ các công ty có trong Danh sách Fortune Global 500 đến các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Trong số đó, không chỉ có các thương hiệu tiêu dùng lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ, ngành hàng không và vận chuyển toàn cầu, mà còn có các nhà máy sản xuất rượu vang, nhà điều hành vệ tinh hoặc sản xuất phim Hollywood. Tất cả họ đều trông chờ vào AGCS để có câu trả lời thông minh cho những rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất của họ trong môi trường kinh doanh đa quốc gia năng động và tin tưởng AGCS cung cấp trải nghiệm giải quyết khiếu nại, yêu cầu bồi thường một cách nổi bật, theo cách thấu tình đạt lý.

Trên phạm vi toàn cầu, AGCS hoạt động với các nhóm riêng của mình tại hơn 30 quốc gia thông qua mạng lưới Allianz Group và các đối tác tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 4.250 người. Là một trong những đơn vị bảo hiểm Tài sản-Thương vong lớn nhất của Allianz Group, AGCS được hỗ trợ bởi xếp hạng tài chính mạnh mẽ và ổn định. Năm 2021, doanh thu từ phí bảo hiểm trên toàn thế giới của AGCS đạt 9,5 tỷ euro.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web của Allianz:  www.agcs.allianz.com

Tin cùng chuyên mục