Các nhà khoa học Nhật Bản đang nỗ lực phát triển các công nghệ phòng chống tai nạn bằng việc tự động đưa ra các phán đoán và cảnh báo thông qua phân tích phản ứng như cử động của mắt hay thao tác bất thường của người lái xe.
Hãng xe hàng đầu Nhật Bản Toyota đang phối hợp cùng nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Goro Obinata (Đại học Nagoya) nghiên cứu đưa vào ứng dụng công nghệ phán đoán độ tập trung của người lái xe thông qua cử động của con mắt.
Theo Giáo sư Obinata, cử động của mắt người sẽ trở nên chậm chạp và thiếu linh hoạt khi rơi vào tình trạng buồn ngủ hoặc rối loạn khi đi vào khu vực giao cắt giao thông phức tạp.
Mặc dù nhãn cầu thường cử động ngược lại với phương hướng trong đầu nhưng khi đó sự tập trụng sẽ giảm sút khiến người lái phản ứng chậm với các tình huống diễn ra và đây là một nguyên nhân gây ra một số vụ tai nạn giao thông. Do đó, các nhà khoa học đã đề xuất việc sử dụng camera trang bị ở trước ghế ngồi của người lái để phân tích cử động mắt của họ và đưa ra các cảnh báo.
Sử dụng hệ thống mô hình lái xe, hệ thống này đã được thử nghiệm với nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Thông qua việc sử dụng 3 máy camera CCD, các nhà khoa học đã thấy rõ các thay đổi bất thường của trên 70% số người tham gia thử nghiệm.
Hiện nay, các công nghệ chống buồn ngủ thông qua việc nhận biết độ mở của mí mắt đang dần được ứng dụng nhưng công nghệ mới này còn có thể phán đoán được khả năng tập trung và tư duy của người lái.
Hệ thống sẽ nhanh chóng cảnh báo một khi phán đoán rằng sự tập trung của người lái giảm sút khiến họ có thể không nhận biết đầy đủ hệ thống tín hiệu giao thông hay những người đi bộ, hoặc có thể nhận biết sớm nếu người lái cảm thấy buồn ngủ. Dự kiến, hệ thống này sẽ được thử nghiệm thực tế vào giữa năm nay.
Song song với đó, Giáo sư Takeda Kazuya (Đại học Nagoya) cũng đang hợp tác với hãng sản xuất linh kiện ôtô Denso nghiên cứu phát triển công nghệ nhận biết nguy hiểm khi người lái có những biểu hiện bất thường. Công nghệ này cho phép ghi lại các thông số cụ thể như tốc độ, cự ly giữa các xe, thao tác chân ga, thao tác lái xe của người lái theo chu kỳ 15 phút/lần.
Sau đó, nếu phát hiện ra người lái có biểu hiện lái bất thường so với dữ liệu ghi được trước đó, hệ thống sẽ có thể đưa ra nhận định người lái buồn ngủ hay đang lơ đễnh. Giáo sư Takeda cho biết nhờ vào việc ứng dụng công nghệ này có thể dự báo các tình huống nguy hiểm trước khi xảy ra 3 giây.
Hiện các hãng xe trên thế giới thường mới chỉ chú trọng vào việc bảo đảm an toàn cho người ngồi trên ôtô như trang bị hệ thống dây an toàn, túi khí hay cải tiến chất lượng thân xe. Tuy nhiên, công nghệ được các nhà khoa học Nhật Bản phát triển được hy vọng sẽ giúp phòng chống tai nạn và bảo đảm an toàn cho cả những người lưu thông bên ngoài chiếc xe./.
Hãng xe hàng đầu Nhật Bản Toyota đang phối hợp cùng nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Goro Obinata (Đại học Nagoya) nghiên cứu đưa vào ứng dụng công nghệ phán đoán độ tập trung của người lái xe thông qua cử động của con mắt.
Theo Giáo sư Obinata, cử động của mắt người sẽ trở nên chậm chạp và thiếu linh hoạt khi rơi vào tình trạng buồn ngủ hoặc rối loạn khi đi vào khu vực giao cắt giao thông phức tạp.
Mặc dù nhãn cầu thường cử động ngược lại với phương hướng trong đầu nhưng khi đó sự tập trụng sẽ giảm sút khiến người lái phản ứng chậm với các tình huống diễn ra và đây là một nguyên nhân gây ra một số vụ tai nạn giao thông. Do đó, các nhà khoa học đã đề xuất việc sử dụng camera trang bị ở trước ghế ngồi của người lái để phân tích cử động mắt của họ và đưa ra các cảnh báo.
Sử dụng hệ thống mô hình lái xe, hệ thống này đã được thử nghiệm với nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Thông qua việc sử dụng 3 máy camera CCD, các nhà khoa học đã thấy rõ các thay đổi bất thường của trên 70% số người tham gia thử nghiệm.
Hiện nay, các công nghệ chống buồn ngủ thông qua việc nhận biết độ mở của mí mắt đang dần được ứng dụng nhưng công nghệ mới này còn có thể phán đoán được khả năng tập trung và tư duy của người lái.
Hệ thống sẽ nhanh chóng cảnh báo một khi phán đoán rằng sự tập trung của người lái giảm sút khiến họ có thể không nhận biết đầy đủ hệ thống tín hiệu giao thông hay những người đi bộ, hoặc có thể nhận biết sớm nếu người lái cảm thấy buồn ngủ. Dự kiến, hệ thống này sẽ được thử nghiệm thực tế vào giữa năm nay.
Song song với đó, Giáo sư Takeda Kazuya (Đại học Nagoya) cũng đang hợp tác với hãng sản xuất linh kiện ôtô Denso nghiên cứu phát triển công nghệ nhận biết nguy hiểm khi người lái có những biểu hiện bất thường. Công nghệ này cho phép ghi lại các thông số cụ thể như tốc độ, cự ly giữa các xe, thao tác chân ga, thao tác lái xe của người lái theo chu kỳ 15 phút/lần.
Sau đó, nếu phát hiện ra người lái có biểu hiện lái bất thường so với dữ liệu ghi được trước đó, hệ thống sẽ có thể đưa ra nhận định người lái buồn ngủ hay đang lơ đễnh. Giáo sư Takeda cho biết nhờ vào việc ứng dụng công nghệ này có thể dự báo các tình huống nguy hiểm trước khi xảy ra 3 giây.
Hiện các hãng xe trên thế giới thường mới chỉ chú trọng vào việc bảo đảm an toàn cho người ngồi trên ôtô như trang bị hệ thống dây an toàn, túi khí hay cải tiến chất lượng thân xe. Tuy nhiên, công nghệ được các nhà khoa học Nhật Bản phát triển được hy vọng sẽ giúp phòng chống tai nạn và bảo đảm an toàn cho cả những người lưu thông bên ngoài chiếc xe./.
Hồng Hà/Tokyo (Vietnam+)