Những điểm mới về tuyển sinh năm nay vào lớp 10 trường trung học phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội như cách thức đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào trường công lập, ngoài công lập, trường chuyên... giúp cho thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hơn năm ngoái.
Điểm mới của kỳ tuyển sinh được nhấn mạnh đến phương thức thi tuyển kết hợp xét tuyển. Cơ hội đỗ vào lớp 10 trung học phổ thông công lập của thí sinh phụ thuộc vào việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường trung học phổ thông công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh với điều kiện đã trúng tuyển theo nguyện vọng 1 thì không được xét tuyển theo nguyện vọng 2.
Nếu thí sinh đăng ký nhập học theo nguyện vọng 2 thì phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất là 1,5 điểm.
Trong trường hợp hạ điểm chuẩn, trường chỉ tuyển học sinh đăng ký dự thi theo nguyện vọng 1. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được chuyển đổi khu vực tuyển sinh.
Ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, với các trường trung học phổ thông ngoài công lập, ngoài 2 nguyện vọng vào trường trung học phổ thông công lập, học sinh được nộp đơn dự tuyển vào mọi trường trung học phổ thông ngoài công lập.
Học sinh không có nguyện vọng hoặc không đủ điều kiện dự tuyển vào trường trung học phổ thông công lập thì được nộp đơn dự tuyển vào trường trung học phổ thông ngoài công lập. Tuy nhiên, thí sinh vẫn phải đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào một trường trung học phổ thông công lập và dự thi tại hội đồng thi của trường đó để có điểm xét tuyển.
Liên quan đến việc xếp loại hạnh kiểm để cộng điểm tốt nghiệp, ông Phạm Khắc Lợi, Phó trưởng phòng trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh, tuyển sinh vừa kết hợp giữa thi và xét tuyển sẽ đánh giá được thực chất của học sinh.
Việc xét tốt nghiệp nên khuyến khích quá trình học tập cả năm học của học sinh. Ví dụ, nếu kỳ I xếp hạnh kiểm khá, kỳ II xếp hạnh kiểm tốt thì cả năm xếp hạnh kiểm tốt. Nếu kỳ I xếp hạnh kiểm tốt, kỳ II xếp hạnh kiểm khá thì cả năm xếp hạnh kiểm khá. Sở có văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình hướng dẫn xếp loại hạnh kiểm về từng trường.
Điểm lưu ý nữa, mỗi học sinh được chọn tối đa 2 trong số 4 trường trung học phổ thông chuyên là trung học phổ thông Hà Nội-Amsterdam, trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, trung học phổ thông chuyên Chu Văn An và trung học phổ thông Sơn Tây để đăng ký dự tuyển.
Trong trường hợp này, học sinh phải đăng ký trường nguyện vọng 1, trường nguyện vọng 2. Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký theo nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn môn chuyên của trường ít nhất là 1 điểm.
Học sinh trúng tuyển theo nguyện vọng 1 không được xét tuyển theo nguyện vọng 2. Trường hợp hạ điểm chuẩn, trường chỉ tuyển học sinh đăng ký dự thi theo nguyện vọng 1.
Khác với các trường có tuyển sinh lớp chuyên chỉ tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, trường trung học phổ thông Chu Văn An vẫn tuyển học sinh các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra với điều kiện xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học lớp 9 và đoạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Điểm khác biệt giữa 4 trường chuyên của Hà Nội là việc tuyển sinh vào các lớp không chuyên của các trường này. Đối với trường trung học phổ thông Chu Văn An và trung học phổ thông Sơn Tây, học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên giống như đăng ký dự tuyển vào các trường trung học phổ thông công lập khác.
Còn đối với trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam và trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên nhưng không trúng tuyển sẽ được xét tuyển vào lớp không chuyên của môn đăng ký dự thi.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Quản lý thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: “Năm nay, một số môn chuyên của các trường trung học phổ thông không tổ chức thi. Với việc cho phép học sinh được đăng ký dự tuyển nhiều môn chuyên của 2 trong 4 trường có lớp chuyên thì ngoài các môn chuyên học sinh đăng ký thi, các em có thể đăng ký các môn chuyên xét tuyển dựa vào kết quả môn thi thay thế như học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tiếng Trung hay chuyên tiếng Nga thì môn thi thay thế sẽ là môn ngoại ngữ được học ở trung học cơ sở.”/.
Điểm mới của kỳ tuyển sinh được nhấn mạnh đến phương thức thi tuyển kết hợp xét tuyển. Cơ hội đỗ vào lớp 10 trung học phổ thông công lập của thí sinh phụ thuộc vào việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường trung học phổ thông công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh với điều kiện đã trúng tuyển theo nguyện vọng 1 thì không được xét tuyển theo nguyện vọng 2.
Nếu thí sinh đăng ký nhập học theo nguyện vọng 2 thì phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất là 1,5 điểm.
Trong trường hợp hạ điểm chuẩn, trường chỉ tuyển học sinh đăng ký dự thi theo nguyện vọng 1. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được chuyển đổi khu vực tuyển sinh.
Ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, với các trường trung học phổ thông ngoài công lập, ngoài 2 nguyện vọng vào trường trung học phổ thông công lập, học sinh được nộp đơn dự tuyển vào mọi trường trung học phổ thông ngoài công lập.
Học sinh không có nguyện vọng hoặc không đủ điều kiện dự tuyển vào trường trung học phổ thông công lập thì được nộp đơn dự tuyển vào trường trung học phổ thông ngoài công lập. Tuy nhiên, thí sinh vẫn phải đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào một trường trung học phổ thông công lập và dự thi tại hội đồng thi của trường đó để có điểm xét tuyển.
Liên quan đến việc xếp loại hạnh kiểm để cộng điểm tốt nghiệp, ông Phạm Khắc Lợi, Phó trưởng phòng trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh, tuyển sinh vừa kết hợp giữa thi và xét tuyển sẽ đánh giá được thực chất của học sinh.
Việc xét tốt nghiệp nên khuyến khích quá trình học tập cả năm học của học sinh. Ví dụ, nếu kỳ I xếp hạnh kiểm khá, kỳ II xếp hạnh kiểm tốt thì cả năm xếp hạnh kiểm tốt. Nếu kỳ I xếp hạnh kiểm tốt, kỳ II xếp hạnh kiểm khá thì cả năm xếp hạnh kiểm khá. Sở có văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình hướng dẫn xếp loại hạnh kiểm về từng trường.
Điểm lưu ý nữa, mỗi học sinh được chọn tối đa 2 trong số 4 trường trung học phổ thông chuyên là trung học phổ thông Hà Nội-Amsterdam, trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, trung học phổ thông chuyên Chu Văn An và trung học phổ thông Sơn Tây để đăng ký dự tuyển.
Trong trường hợp này, học sinh phải đăng ký trường nguyện vọng 1, trường nguyện vọng 2. Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký theo nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn môn chuyên của trường ít nhất là 1 điểm.
Học sinh trúng tuyển theo nguyện vọng 1 không được xét tuyển theo nguyện vọng 2. Trường hợp hạ điểm chuẩn, trường chỉ tuyển học sinh đăng ký dự thi theo nguyện vọng 1.
Khác với các trường có tuyển sinh lớp chuyên chỉ tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, trường trung học phổ thông Chu Văn An vẫn tuyển học sinh các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra với điều kiện xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học lớp 9 và đoạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Điểm khác biệt giữa 4 trường chuyên của Hà Nội là việc tuyển sinh vào các lớp không chuyên của các trường này. Đối với trường trung học phổ thông Chu Văn An và trung học phổ thông Sơn Tây, học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên giống như đăng ký dự tuyển vào các trường trung học phổ thông công lập khác.
Còn đối với trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam và trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên nhưng không trúng tuyển sẽ được xét tuyển vào lớp không chuyên của môn đăng ký dự thi.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Quản lý thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: “Năm nay, một số môn chuyên của các trường trung học phổ thông không tổ chức thi. Với việc cho phép học sinh được đăng ký dự tuyển nhiều môn chuyên của 2 trong 4 trường có lớp chuyên thì ngoài các môn chuyên học sinh đăng ký thi, các em có thể đăng ký các môn chuyên xét tuyển dựa vào kết quả môn thi thay thế như học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tiếng Trung hay chuyên tiếng Nga thì môn thi thay thế sẽ là môn ngoại ngữ được học ở trung học cơ sở.”/.
(Báo Tin tức/Vietnam+)