Có luồng ý kiến cho rằng, tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định vào thời điểm cuối năm, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, khó có thể khẳng định tỷ giá cuối năm sẽ ổn định và tỷ giá cuối năm sẽ như thế nào, đây vẫn còn là một ẩn số tiềm ẩn những bất ổn.
USD tự do tăng mạnh
Mặc dù, tính đến ngày 6/8/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng dừng ở 20.608 VND/USD và vẫn trong xu thế giảm ở mức thấp nhất trong gần nửa năm nay.
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, dấu hiệu tăng giá của các ngân hàng thương mại đã bắt đầu từ trưa 5/8 khi ba ngân hàng lớn là Vietcombank, Eximbank và BIDV đã đồng loạt tăng giá mua-bán USD từ 20-40 đồng/USD.
Đến sáng 6/8, các ngân hàng thương mại khác cũng đồng loạt tăng giá USD mua vào-bán ra.
Hôm nay là ngày biến động mạnh nhất của tỷ giá USD sau một thời gian ổn định ở mức thấp.
Giá USD của Vietcombank niêm yết mức giá mua-bán ở 20.580-20.660 đồng/USD, tăng 10 đồng so với sáng 5/8.
Eximbank niêm yết mức giá mua-bán ở 20.550-20.625 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều mua vào và 15 đồng chiều bán ra.
BIDV giao dịch mua-bán ở mức giá 20.570-20.660 đồng/USD, tăng 20 đồng chiều mua vào và 40 đồng chiều bán ra.
Các ngân hàng khác như VietinBank, Sacombank, VIB cũng đồng lại tăng giá bán ra từ 20-40 đồng/USD.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 20/7, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được 4,8 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài cùng suy giảm, thâm hụt thương mại vẫn đứng ở mức cao thì áp lực ngoại tệ lên thị trường vẫn rất lớn.
Cụ thể, lượng kiều hối đã giảm từ mức 2,4 tỷ USD trong quý I/2011 xuống còn 1,9 tỷ USD trong quý II; vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài 7 tháng qua chỉ đạt 0,66 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2010 là 1,79 tỷ USD.
Nhiều lo ngại khác áp lực lên tỷ giá
Chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD quá lớn, khiến doanh nghiệp đổ xô vay USD. Một số chuyên gia lo ngại tình trạng mât cân đối cung-cầu USD tại các ngân hàng vào dịp cuối năm.
Điều này cũng được thể hiện trong báo cáo 7 tháng của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 20/7, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 1,96% so với tháng 6, trong khi cho vay bằng đồng Việt Nam giảm 0,88%.
Nhu cầu cho vay USD mạnh lên khiến cho một số ngân hàng đang tích cực thu hút nguồn vốn này từ người dân và doanh nghiệp. Đây cũng là lý do trong thời gian qua, một vài ngân hàng đã có động thái lách trần lãi suất huy động bằng USD.
Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng, nếu các doanh nghiệp vay ngoại tệ rồi bán lấy tiền đồng để sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm, khi ngoại tệ về từ 3 đến 6 tháng sau sẽ được dùng để trả nợ cho ngân hàng.
Như vậy, nguồn ngoại tệ để bán cho ngân hàng sẽ thiếu trong các tháng cuối năm trong khi nhu cầu mua ngoại tệ không đổi có thể sẽ tạo áp lực lên đồng nội tệ.
Theo báo cáo chiến lược tháng 6 của Công ty chứng khoán Rồng Việt, tuy tỷ giá đang diễn biến tích cực nhưng chỉ là ngắn hạn, áp lực lên đồng nội tệ vẫn lớn do nhập siêu vẫn tiếp tục ở mức cao. Ngoài ra, lãi suất USD thấp có thể khiến các dòng tiền bên ngoài đổ vào ít hơn.
Nếu xu hướng trên tiếp tục tái diễn trong các tháng tiếp theo sẽ ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán và cuối cùng là đến tâm lý người dân, công ty này nhận định.
Ông Phạm Xuân Hòe, Giám đốc VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long bày tỏ lo ngại, nếu chủ quan, tỷ giá những tháng cuối năm sẽ tăng trở lại.
Còn ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho biết, tín dụng 6 tháng đầu năm 2011 đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Các khoản vay này thông thường từ 3 đến 6 tháng, nên vào tháng 9, 10 trở đi, khi đến hạn trả nợ của các doanh nghiệp, khả năng căng thẳng tỷ giá rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên, ông Nghĩa hy vọng vào dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước đã tăng lên có thể làm tình hình khác hơn.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu cũng rất vui mừng khi tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố hoàn toàn có cơ sở để bình ổn tỷ giá cuối năm./.
USD tự do tăng mạnh
Mặc dù, tính đến ngày 6/8/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng dừng ở 20.608 VND/USD và vẫn trong xu thế giảm ở mức thấp nhất trong gần nửa năm nay.
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, dấu hiệu tăng giá của các ngân hàng thương mại đã bắt đầu từ trưa 5/8 khi ba ngân hàng lớn là Vietcombank, Eximbank và BIDV đã đồng loạt tăng giá mua-bán USD từ 20-40 đồng/USD.
Đến sáng 6/8, các ngân hàng thương mại khác cũng đồng loạt tăng giá USD mua vào-bán ra.
Hôm nay là ngày biến động mạnh nhất của tỷ giá USD sau một thời gian ổn định ở mức thấp.
Giá USD của Vietcombank niêm yết mức giá mua-bán ở 20.580-20.660 đồng/USD, tăng 10 đồng so với sáng 5/8.
Eximbank niêm yết mức giá mua-bán ở 20.550-20.625 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều mua vào và 15 đồng chiều bán ra.
BIDV giao dịch mua-bán ở mức giá 20.570-20.660 đồng/USD, tăng 20 đồng chiều mua vào và 40 đồng chiều bán ra.
Các ngân hàng khác như VietinBank, Sacombank, VIB cũng đồng lại tăng giá bán ra từ 20-40 đồng/USD.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 20/7, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được 4,8 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài cùng suy giảm, thâm hụt thương mại vẫn đứng ở mức cao thì áp lực ngoại tệ lên thị trường vẫn rất lớn.
Cụ thể, lượng kiều hối đã giảm từ mức 2,4 tỷ USD trong quý I/2011 xuống còn 1,9 tỷ USD trong quý II; vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài 7 tháng qua chỉ đạt 0,66 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2010 là 1,79 tỷ USD.
Nhiều lo ngại khác áp lực lên tỷ giá
Chênh lệch lãi suất cho vay giữa VND và USD quá lớn, khiến doanh nghiệp đổ xô vay USD. Một số chuyên gia lo ngại tình trạng mât cân đối cung-cầu USD tại các ngân hàng vào dịp cuối năm.
Điều này cũng được thể hiện trong báo cáo 7 tháng của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 20/7, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 1,96% so với tháng 6, trong khi cho vay bằng đồng Việt Nam giảm 0,88%.
Nhu cầu cho vay USD mạnh lên khiến cho một số ngân hàng đang tích cực thu hút nguồn vốn này từ người dân và doanh nghiệp. Đây cũng là lý do trong thời gian qua, một vài ngân hàng đã có động thái lách trần lãi suất huy động bằng USD.
Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng, nếu các doanh nghiệp vay ngoại tệ rồi bán lấy tiền đồng để sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm, khi ngoại tệ về từ 3 đến 6 tháng sau sẽ được dùng để trả nợ cho ngân hàng.
Như vậy, nguồn ngoại tệ để bán cho ngân hàng sẽ thiếu trong các tháng cuối năm trong khi nhu cầu mua ngoại tệ không đổi có thể sẽ tạo áp lực lên đồng nội tệ.
Theo báo cáo chiến lược tháng 6 của Công ty chứng khoán Rồng Việt, tuy tỷ giá đang diễn biến tích cực nhưng chỉ là ngắn hạn, áp lực lên đồng nội tệ vẫn lớn do nhập siêu vẫn tiếp tục ở mức cao. Ngoài ra, lãi suất USD thấp có thể khiến các dòng tiền bên ngoài đổ vào ít hơn.
Nếu xu hướng trên tiếp tục tái diễn trong các tháng tiếp theo sẽ ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán và cuối cùng là đến tâm lý người dân, công ty này nhận định.
Ông Phạm Xuân Hòe, Giám đốc VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long bày tỏ lo ngại, nếu chủ quan, tỷ giá những tháng cuối năm sẽ tăng trở lại.
Còn ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho biết, tín dụng 6 tháng đầu năm 2011 đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Các khoản vay này thông thường từ 3 đến 6 tháng, nên vào tháng 9, 10 trở đi, khi đến hạn trả nợ của các doanh nghiệp, khả năng căng thẳng tỷ giá rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên, ông Nghĩa hy vọng vào dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước đã tăng lên có thể làm tình hình khác hơn.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu cũng rất vui mừng khi tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố hoàn toàn có cơ sở để bình ổn tỷ giá cuối năm./.
Minh Thúy (Vietnam+)