Trong báo cáo "Triển vọng dầu mỏ thế giới 2010" công bố ngày 4/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gần như vẫn giữ nguyên các dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới trong giai đoạn trung và dài hạn.
Theo báo cáo trên, nhu cầu dầu mỏ thế giới ước tính sẽ lên tới 91 triệu thùng/ngày vào năm 2015 (tăng ít so với mức 90,2 triệu thùng/ngày đưa ra trong cáo năm ngoái) và sẽ lên mức 105,5 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng được đánh giá là nhanh hơn so với dự đoán, song nhu cầu dầu mỏ toàn cầu kể từ năm 2007 (giai đoạn trước khủng hoảng) đến năm 2011 dường như không thay đổi. Báo cáo của OPEC cho biết nhu cầu dầu mỏ thế giới trong giai đoạn trung và dài hạn tăng chủ yếu tập trung tại các nước đang phát triển, trong đó 75% số nước tại châu Á.
Dự đoán, trong giai đoạn từ 2009-2030, nhu cầu tại những nước này sẽ tăng hơn 22 triệu thùng/ngày. Trong khi, OPEC - các nước phát triển, mức tiêu thụ nguồn năng lượng này thậm chí lại giảm nhẹ. Tuy nhiên, OPEC vẫn thừa nhận rằng cho dù tiêu thụ dầu mỏ bùng nổ tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ trong vòng 20 năm tới, mức khí thải phát tán ra môi trường cũng không bằng các nước phát triển.
Chỉ tính riêng châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản, Australia và New Zealand, mức khí thải vẫn chiếm tới 64% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới. Tổng Thư ký OPEC, ông Abdalla-Salem El-Badri khẳng định thế giới có đủ nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tương lai. Song, những lo ngại về biến đổi khí hậu và những tiêu chí về môi trường sẽ là những thách thức đối với các nhà sản xuất dầu mỏ.
Trước đó, giá dầu mỏ thế giới trong ngày 4/11 đã lên tới 87,59 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông El-Badri không loại trừ khả năng giá dầu có thể lên tới 90 USD/thùng trong năm nay. Tuy nhiên, ông cho rằng mức giá này sẽ không vượt quá 100 USD/thùng trong năm 2011./.
Theo báo cáo trên, nhu cầu dầu mỏ thế giới ước tính sẽ lên tới 91 triệu thùng/ngày vào năm 2015 (tăng ít so với mức 90,2 triệu thùng/ngày đưa ra trong cáo năm ngoái) và sẽ lên mức 105,5 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng được đánh giá là nhanh hơn so với dự đoán, song nhu cầu dầu mỏ toàn cầu kể từ năm 2007 (giai đoạn trước khủng hoảng) đến năm 2011 dường như không thay đổi. Báo cáo của OPEC cho biết nhu cầu dầu mỏ thế giới trong giai đoạn trung và dài hạn tăng chủ yếu tập trung tại các nước đang phát triển, trong đó 75% số nước tại châu Á.
Dự đoán, trong giai đoạn từ 2009-2030, nhu cầu tại những nước này sẽ tăng hơn 22 triệu thùng/ngày. Trong khi, OPEC - các nước phát triển, mức tiêu thụ nguồn năng lượng này thậm chí lại giảm nhẹ. Tuy nhiên, OPEC vẫn thừa nhận rằng cho dù tiêu thụ dầu mỏ bùng nổ tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ trong vòng 20 năm tới, mức khí thải phát tán ra môi trường cũng không bằng các nước phát triển.
Chỉ tính riêng châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản, Australia và New Zealand, mức khí thải vẫn chiếm tới 64% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới. Tổng Thư ký OPEC, ông Abdalla-Salem El-Badri khẳng định thế giới có đủ nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tương lai. Song, những lo ngại về biến đổi khí hậu và những tiêu chí về môi trường sẽ là những thách thức đối với các nhà sản xuất dầu mỏ.
Trước đó, giá dầu mỏ thế giới trong ngày 4/11 đã lên tới 87,59 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông El-Badri không loại trừ khả năng giá dầu có thể lên tới 90 USD/thùng trong năm nay. Tuy nhiên, ông cho rằng mức giá này sẽ không vượt quá 100 USD/thùng trong năm 2011./.
(TTXVN/Vietnam+)