Phương pháp TARGIT điều trị ung thư vú bằng thiết bị ZEISS INTRABEAM có hiệu quả cao, ưu thế vượt trội

JENA, CHLB ĐỨC – Newsaktuell – Việc sử dụng phương pháp Targeted intra-operative radiotherapy – TARGIT (tạm dịch: xạ trị trong phẫu thuật nhắm mục tiêu) với một liều duy nhất – bằng thiết bị ZEISS INTRABEAM – ngay sau khi cắt bỏ khối u, được xác nhận là không thua kém, khi so sánh […]

JENA, CHLB ĐỨC – Newsaktuell – Việc sử dụng phương pháp Targeted intra-operative radiotherapy – TARGIT (tạm dịch: xạ trị trong phẫu thuật nhắm mục tiêu) với một liều duy nhất – bằng thiết bị ZEISS INTRABEAM – ngay sau khi cắt bỏ khối u, được xác nhận là không thua kém, khi so sánh với phương pháp xạ trị tia bên ngoài (External beam radiotherapy – EBRT). Trong phạm vi chính xác của nghiên cứu, nguy cơ tái phát khối u cục bộ ở vú là tương tự và giảm tử vong không do ung thư vú. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, ở nhiều trung tâm giai đoạn 3 về TARGIT có sự tham gia của 2.298 bệnh nhân với thời gian theo dõi bệnh nhân trung bình là 8,6 năm, đáp ứng các tiêu chuẩn khoa học cao nhất.

Trên toàn thế giới, đã có hơn 40.000 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp TARGIT tại hơn 350 trung tâm điều trị ung thư vú. Khi trình bày kết quả của nghiên cứu, điều tra viên chính là Giáo sư Jayant Vaidya, Giáo sư phẫu thuật và ung thư, đồng thời là Giám đốc Khoa học của University College London (Anh) nhận xét: “Phương pháp xạ trị trong phẫu thuật với một liều duy nhất cho ung thư vú giai đoạn đầu có thể là một giải pháp thay thế tốt hơn so với xạ trị toàn bộ vú thông thường”.

Giáo sư Jeffrey Tobias, Giáo sư về ung thư của University College London (là người khởi xướng nghiên cứu TARGIT) cho biết thêm: “Những kết quả tuyệt vời này đưa ra chứng minh lâm sàng thực sự cho phương pháp xạ trị trong phẫu thuật với một liều duy nhất ở những bệnh nhân thích hợp bị mắc ung thư vú giai đoạn đầu. Giờ đây, điều cần thiết là phát triển các hướng dẫn điều trị tương ứng sao cho càng sớm càng tốt”.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng tích cực xác nhận TARGIT là một lựa chọn trong điều trị ung thư vú

Tỷ lệ sống, không tái phát của phụ nữ ở Đức được điều trị bằng phương pháp TARGIT với một liều duy nhất không thua kém khi so sánh với phương pháp EBRT. Tỷ lệ tử vong ở người được điều trị bằng TARGIT thậm chí còn thấp hơn vì ít tử vong do các bệnh tim mạch hơn.

Ông Ludwin Monz, Giám đốc điều hành (CEO) của Carl Zeiss Meditec AG cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng với những kết quả tích cực, vì ZEISS INTRABEAM 600 hiện đại diện cho một phương pháp điều trị thay thế vượt trội cho nhiều bệnh nhân. Chúng tôi tin tưởng rằng, quy trình điều trị này hiện có thể được đưa vào thực hành lâm sàng hàng ngày”.

Phương pháp TARGIT được nhấn mạnh như một phương pháp điều trị theo định hướng hiệu quả

Giáo sư William Small, Giáo sư về điều trị ung thư bằng bức xạ của Đại học Loyola, Chicago và một trong những chuyên gia về ung thư bức xạ hàng đầu thế giới tóm tắt: “Nghiên cứu này phản ánh hơn 20 năm nghiên cứu lâm sàng liên ngành của các nhà ung thư bức xạ, bác sĩ phẫu thuật, nhà vật lý và nhà kinh tế sức khỏe hàng đầu. Thử nghiệm TARGIT đã cung cấp cho nhiều bệnh nhân ung thư vú một phương pháp điều trị dung nạp tốt, hiệu quả, tiện lợi và tiết kiệm chi phí cao”.

Thông tin về Carl Zeiss Meditec AG

Carl Zeiss Meditec AG (mã nhận dạng chứng khoán quốc tế: International Securities Identification Numbers – ISIN: DE0005313704) là một trong những công ty công nghệ y tế hàng đầu thế giới và được đưa vào chỉ số chứng khoán MDAX và TecDAX của Đức. Công ty cung cấp các công nghệ tiên tiến và các giải pháp định hướng ứng dụng được thiết kế để giúp các bác sĩ nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Công ty cung cấp các giải pháp hoàn chỉnh để chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt – bao gồm cấy ghép và vật tư tiêu hao. Trong lĩnh vực vi phẫu, Công ty cung cấp các giải pháp trực quan sáng tạo.

Có trụ sở chính tại Jena (Đức), Carl Zeiss Meditec có các công ty con ở Đức và nước ngoài; hơn 50% nhân viên của công ty làm việc tại Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Pháp. Với khoảng 3.230 nhân viên trên toàn thế giới, trong năm tài chính 2018/2019 (kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2019), Carl Zeiss Meditec đã tạo ra doanh thu là 1.459,3 triệu euro.

Trung tâm Ứng dụng và Nghiên cứu (CARIn) ở Bangalore, Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sáng tạo Carl Zeiss ở Thượng Hải, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của Công ty tại các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng này. Khoảng 41% cổ phiếu của Carl Zeiss Meditec AG đang ở trạng thái tự do chuyển nhượng. Khoảng còn lại. 59% được nắm giữ bởi Carl Zeiss AG, một trong những công ty hàng đầu thế giới trong ngành quang học và quang điện tử.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập: www.zeiss.com/med

Tin cùng chuyên mục