Di sản Tràng An

Quần thể danh thắng Tràng An hướng tới di sản TG

Với những giá trị vô giá về cảnh quan, địa chất, khoa học hiếm có, Quần thể danh thắng Tràng An được đề nghị công nhận Di sản thế giới.
Khudu lịch sinh thái Tràng An, một không gian độc đáo, sơn thủy hữu tình, từ lâuđược coi là “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình đang ngày càng đón nhiều kháchdu lịch đến tham quan. Vẻđẹp tiềm ẩn của khu du lịch tâm linh Tràng An được nhiều đoàn khảo sát địachất, khảo cổ trong nước và quốc tế khám phá - đó là vẻ đẹp mang đậm tính lịchsử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Vớinhững giá trị vô giá về cảnh quan, địa chất địa mạo lịch sử, khoa học hiếm có,Quần thể danh thắng Tràng An hiện nay đã và đang được chính quyền địa phương,các Bộ, ngành liên quan lập hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận và đưa vàoDanh mục Di sản thế giới. Giátrị về cảnh quan - địa mạo karst Theonghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, vùng karstTràng An là phần tận cùng về phía Đông Nam của các dải đá vôi thuộc nhánhđại dương Tethys cổ. Các dải đá vôi này đã làm thành loạt cao nguyên đá vôi TâyBắc Việt Nam độc đáo, sau khi qua Cúc Phương về tới Tràng An thì chuyển thànhcác khối núi, dãy núi hẹp xen các thung lũng ngày càng mở rộng về phía ĐôngNam, cùng một số đồi karst sót rải rác trên đồng bằng trước khi chìm hẳn xuốngbiển. Vớiđặc điểm cấu trúc sơn văn như vậy, vùng đá vôi Tràng An xứng đáng được coi làđại diện tiêu biểu, nhưng cũng rất khác biệt, của dải đá vôi Tây Bắc Việt Nam. Quầnthể danh thắng Tràng An được coi là “Bảo tàng địa chất ngoài trời”. Khu vực nàycó tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm cách ngày nay, qua thời gian dài phonghóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trongmình hàng trăm thung lũng, hang động… cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Tiếnsĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản phân tích,điều làm nên giá trị nổi bật là khối đá vôi Tràng An đã thể hiện rõ cảnh quankarst nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa điển hình với một loạt kiểu dạng như dạngtháp, dạng nón và các dạng cảnh quan trung gian chuyển tiếp, bao quanh vô sốnhững thung lũng, hố sụt kín, liên kết với nhau bởi hệ thống hàng trăm hangđộng, trong đó có nhiều hang động xuyên thủy. Hình thành do kết quả tương táccủa một số cấu trúc địa chất chính trên Trái đất, khối đá vôi Tràng An độc đáoở chỗ đã từng bị biển xâm lấn, biến cải nhiều lần, nay đã nổi lên trên cạn. Đặcbiệt, không nơi nào trên thế giới có được cảnh quan của một Vịnh Hạ Long thựcthụ nhưng đã trở thành “hóa thạch, nổi lên trên cạn” như ở đây. Nguyên nhân làmcho “Vịnh biển cổ Hoa Lư” của Ninh Bình trở thành một “Vịnh Hạ Long trên cạn”nằm ở đặc thù của quá trình phát triển đồng bằng châu thổ Sông Hồng và tiếp đólà do hoạt động nhân sinh đắp đê ngăn lũ và quai đê lấn biển của người Việt từthế kỷ IX, X đến nay. Quátrình đó làm cho vịnh cổ Hoa Lư thực thụ bị tách dần với biển trở thành trêncạn. Thế nhưng, mặc dù biển đã trở nên “xa” Tràng An từ ngàn năm nay song cảnhquan “Karst nhiệt đới bị biển xâm lấn và biến cải” vẫn được giữ nguyên, với cácnúi, đảo karst mang trên mình nhiều dấu ấn của biển như các clif, các ngấn sóngvỗ có hàu hà bám, các thềm mài mòn, các hang luồn… Vàcũng không nơi nào trên thế giới mà địa hình karst được thể hiện dưới dạngthành lũy, hẹp, vách dốc dạng khung xương kéo dài dạng cung, dạng lưỡi kiếm,dạng vô lăng tàu thủy bao lấy một không gian rỗng, rộng lớn bên trong như ởvùng Tràng An. Kinh đô đầu tiên của Việt Nam - Kinh đô Hoa Lư - với các di tíchcủa các triều đại Đinh, Lê, Lý đã được xây dựng dựa trên tính hiểm hóc của các“thành lũy”, “cung”… độc đáo do quá trình karst hóa diễn ra ở đây để chống lạiý đồ xâm lược của ngoại bang. Môitrường tự nhiên biến động đã tạo ra những cảnh đẹp lạ thường ở nơi đây, một sựpha trộn giữa những đỉnh núi muôn hình vạn trạng, được che phủ bởi thảm thựcvật nguyên sinh phong phú. Những vách đá dựng đứng bao quanh thung lũng rộng,sâu, quanh năm yên tĩnh và ngập nước. Có thể nói, giá trị cảnh quan của TràngAn được đánh giá là quý hiếm trên thế giới. Hệsinh thái trên cạn là nơi lưu giữ khoảng 600 loài thực vật, 200 loài động vật,trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Hệ sinhthái dưới nước có khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy, đặc biệtlà rùa cổ sọc là loài sinh vật lạ, quý hiếm. Giá trị văn hóa qua nghiên cứu khảo cổ học Phógiáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam) khẳng định bối cảnh tự nhiênnêu trên, vô hình chung trở thành điều kiện đặc biệt để khu vực này sớm trởthành cái nôi cư trú và tiến hoá của người Việt cổ. Nhiềudi chỉ khảo cổ học mới được phát hiện thời gian gần đây ở hang Mòi (hay cònđược gọi là hang Mối), hang Núi Tướng, hang Ốc, mái đá Vàng, mái đá Ông Hay,mái đá Chợ..., đặc biệt là đã tìm thấy di cốt người tiền sử ở 3/6 địa điểm chochúng ta hình dung ra không gian sống của người xưa. Họ sử dụng hang đá, mái đálàm nhà, nguồn thức ăn được khai thác xung quanh những thung lũng đá vôi. Cácnhà khoa học đã tiến hành lấy mẫu phân tích về địa chất; bào tử phấn hoa đá,nhũ đá, đất... ở hang và các thung lũng lân cận; lấy mẫu trong tầng văn hoákhảo cổ để xác định niên đại bằng phương pháp phân tích đồng vị carbon phóng xạ(C14) gồm xương thú, than, vỏ nhuyễn thể. Kết quả phân tích cho thấy, một sốmẫu vật có niên đại cách ngày nay trên dưới 10.000 năm.
Quần thể danh thắng Tràng An hướng tới di sản TG ảnh 1
Dựavào hình dáng những công cụ đồ đá, mảnh gốm phát lộ, nơi đây có dấu ấn ngườitiền sử ở giai đoạn cuối Pleitocene và đầu Holocene, cách ngày nay khoảng10.000 năm. Nguồn thức ăn chính của họ là ốc núi, khai thác theo mùa (mùa mưa)ngoài ra còn có thủy sản, rùa núi, cua đá, chim thú nhỏ và các loại củ, quả,hạt. Điềunày chứng tỏ người Việt cổ đã thích ứng một cách hài hoà với mọi biến cố của tựnhiên, tiến hoá liên tục qua một số nền văn hoá cổ để sau này lập nên mô hìnhnhà nước Việt Namphong kiến trung ương tập quyền. Hơn10 thế kỷ trôi qua, tuy kinh thành Hoa Lư xưa không còn nữa, nhưng sự hiện hữucủa những di tích gắn liền với ba triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý như: đền thờ vuaĐinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, cầu Đông, cầu Dền; những dấu tích củathành Đông, thành Bắc, thành Dền, thành Nam, chùa Nhất Trụ (Một Cột)… đã tạonên một không gian văn hoá Hoa Lư huyền thoại. Giá trị đã được xác định TạiHội nghị báo cáo kết quả, tiến độ và bàn về công tác xây dựng hồ sơ di sảntháng 5/2012, các chuyên gia Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học Địa chất và Khoángsản, Viện Nghiên cứu truyền thống và Phát triển, giáo sư Paul Dingwall và cácđại biểu dự hội nghị đã thống nhất xây dựng hồ sơ quần thể danh thắng Tràng Antrình UNESCO xem xét công nhận là Di sản thế giới theo tiêu chí hỗn hợp (gồmtiêu chí 7 về giá trị thẩm mỹ, cảnh quan, 8 về giá trị địa chất, địa mạo vàtiêu chí 5 về văn hóa), ngoài ra cần quan tâm thêm tiêu chí 3 về giá trị vănhóa chứa đựng sự độc bản hoặc chí ít là chứng cứ đặc biệt về truyền thống vănhóa đã mất của nhân loại. PhóGiáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử cho biết, căn cứ vào kết quả khai quật, nghiêncứu khảo cổ học hang động Tràng An đã xác nhận rằng, các di tích tiền sử mangtrong mình những đặc thù riêng biệt, có thể xác lập sự hiện diện của một nềnvăn hoá khảo cổ-văn hóa Tràng An. Nó rất khác so với văn hóa khảo cổ Hoà Bình,Cái Bèo, Đa Bút, Quỳnh Văn, Hạ Long, Hoa Lộc cả về không gian cư trú, về chấtliệu công cụ đá, kỹ thuật gia công công cụ, có sự giao thoa, tiếp xúc và diễntiến văn hóa để bước từ nguyên thuỷ sang văn minh ở một địa bàn hết sức đặctrưng của thung lũng karst lầy trũng. ÔngSử nhận định truyền thống khai thác nhuyễn thể ở hang còn được lưu truyền chotới những người Việt sau này. TheoViện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Trần Tân Văn, tính toàn vẹn vàtính chân xác đã được giữ gìn khá nguyên vẹn ở quần thể danh thắng Tràng An,nhất là từ khi tỉnh Ninh Bình xác định sẽ có 5 vùng được quản lý chặt chẽ phụcvụ bảo tồn, phát triển, gồm khu vực bảo vệ nghiêm ngặt; khu vực khoanh vùng bảovệ các công trình di tích lịch sử kiến trúc-nghệ thuật, di tích, di chỉ khảocổ; khu vực bảo tồn đan xen giữa nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và nơi dùng đểphát triển du lịch; khu vực dành riêng cho phát triển du lịch; khu vực làng xãcó cư dân sinh sống.
Quần thể danh thắng Tràng An hướng tới di sản TG ảnh 2
Đoàn cán bộ UNESCO tới thăm danh thắng Tràng An (Nguồn: TTXVN)
Lãnhđạo tỉnh Ninh Bình cũng đã cam kết thiết lập hành lang bảo vệ, ngăn chặn tất cảnhững tác động xấu đến môi trường tự nhiên. Riêng khu vực bảo tồn nghiêm ngặtsẽ không có bất kỳ hoạt động khai thác nào làm ảnh hưởng đến tính vẹn toàn,nguyên gốc của di sản. ÔngTrần Tân Văn bày tỏ tin tưởng: “Với những giá trị to lớn về văn hóa ở Tràng Ancùng với giá trị về cảnh quan, địa chất, địa mạo độc đáo, chúng tôi tin tưởngrằng, Tràng An sẽ là thành viên tiếp theo của di sản thế giới ở Việt Nam trongtương lai không xa". Hiệntại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vănhoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) vàVườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) được biết đến với giá trị toàn cầuvề cảnh quan. Tuy nhiên, chưa có di sản nào được công nhận về nghiên cứu khảocổ học và cũng chưa có di sản nào được đệ trình theo tiêu chí hỗn hợp. Nếuđược UNESCO vinh danh, quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinhthái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch TamCốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8 và là di sản văn hóa thếgiới đầu tiên của Việt Nam được công nhận theo tiêu chí hỗn hợp với các giá trịthiên nhiên, địa chất địa mạo và văn hóa đặc sắc./.
(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Trại rắn độc đáo ở Tiền Giang hấp dẫn du khách

Trại rắn độc đáo ở Tiền Giang hấp dẫn du khách

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) đang nuôi bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 50 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài cực độc, đang có nguy cơ tuyệt chủng cùng một số loài động vật quý hiếm khác.

Làng Cáo (Fox Village) nằm ở núi Zao, tỉnh Miyagi, phía Đông Bắc Nhật Bản, là nơi sinh sống của hàng trăm chú cáo. (Ảnh: Xuân Giao/TTXVN)

Làng Cáo “độc nhất vô nhị” tại Nhật Bản

Làng Cáo nằm ở núi Zao, tỉnh Miyagi, phía Đông Bắc Nhật Bản, thu hút đông đảo du khách nước ngoài, đặc biệt là vào mùa Đông, khi du khách có thể vừa có ngắm tuyết vừa chụp ảnh với những chú cáo.