Ngày 6/3, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản tổ chức hội thảo về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Hội thảo nhằm quảng bá chất lượng và sự an toàn của hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tới khách hàng Nhật Bản, từ đó tăng số lượng hàng xuất khẩu vào thị trường lớn này.
Tới dự hội thảo về phía Việt Nam có Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa dẫn đầu và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu hàng nông, thủy sản. Về phía Nhật Bản có Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Nhật Bản Yoshikuni Onishi, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Nông-Lâm-Thủy sản và hơn 100 đại diện các doanh nghiệp của Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Nhật Bản Onishi cho biết thời gian gần đây trung tâm đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp các nước ASEAN, trong đó có các cuộc hội thảo về môi trường đầu tư Việt Nam và giành được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Do nhu cầu cao của cả hai bên, từ đầu năm 2013, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản đã và sẽ tổ chức thêm nhiều sự kiện, hội thảo từ nay đến hết năm 2013, năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN và Việt Nam.
Theo ông Onishi, với thu nhập bình quân đầu người 1.500 USD, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhân sự kiện kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật-Việt, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản có kế hoạch triển khai một loạt dự án nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Ông Onishi hy vọng các cuộc hội thảo như thế này sẽ là cơ hội để các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hai nước trao đổi thông tin trực tiếp nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho rằng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển tốt đẹp chưa từng thấy, hai nước đã trở thành đối tác chiến lược tin cậy vì hòa bình và phồn vinh của khu vực châu Á. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chọn Việt Nam làm điểm đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức, điều đó thể hiện quan hệ tin cậy giữa hai nước.
Theo đại sứ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sau khi Thủ tướng Abe thăm Việt Nam năm 2006, một đợt “bùng nổ” đầu tư từ Nhật Bản đã diễn ra và hy vọng chuyến thăm của ông đầu năm nay sẽ trở thành xuất phát điểm cho một luồng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh Nhật Bản là nhà đầu tư số 1 của Việt Nam và là đối tác thương mại hàng đầu, nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản đang tăng lên những năm gần đây, nhưng chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Nhiều sản phẩm tốt của Việt Nam, đặc biệt là nông, thủy sản, vẫn chưa có mặt tại thị trường Nhật Bản.
Đại sứ mong muốn chính phủ và các doanh nghiệp hai nước cùng nỗ lực hợp tác để nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa Việt Nam, tăng số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, cũng như sang các nước khác. Việc trao đổi các thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam để các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Nhật Bản an tâm là việc làm có ý nghĩa quan trọng.
Đại sứ hy vọng cuộc hội thảo sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng Nhật Bản hiểu thêm về hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông, thủy sản Việt Nam và an tâm khi nhập khẩu các mặt hàng này.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa cho biết kể từ khi hai nước ký Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản về bảo hộ đầu tư, tự do thương mại, dịch vụ năm 2008 đến nay, đã có 86% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế quan. Hiệp định này đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng nông, thủy sản. Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích nguy cơ và kiểm soát theo hệ thống để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của quốc tế.
Theo ông, các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 160 nước và Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng nông, thủy sản như gạo, cà phê, hạt điều, tôm, đạt 27,5 tỷ USD năm 2012, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Do đó, tại hội thảo này, Việt Nam muốn giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng hàng nông, thủy sản xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội để các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp hai nước trao đổi ý kiến, tăng cường hiểu biết và hợp tác song phương.
Đại diện Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Masamitsu Nakaizumi cho rằng Việt Nam là nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn, do đó việc quan tâm phát triển nông nghiệp là rất quan trọng. Nhật Bản và Việt Nam đã có sự hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo hiệp định đã ký, từ năm 2010, Nhật Bản đã có các dự án giúp tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông sản. Thông qua JICA, trong 5 năm qua, khoảng 20 chuyên gia Nhật Bản đã tới hợp tác, hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ông Nakaizumi mong rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, quan hệ hợp tác, giao lưu giữa Bộ Nông nghiệp hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa.
Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Bích Nga đã giới thiệu về hệ thống giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam. Tiếp đó, Tham tán Thương mại Nguyễn Trung Dũng đã trình bày về tình hình hợp tác thương mại Việt Nam-Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh hai nước hầu như không có cạnh tranh, kiện tụng trong lĩnh vực hợp tác thương mại, có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, để tăng cường hợp tác thương mại hiệu quả, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp hai nước./.
Hội thảo nhằm quảng bá chất lượng và sự an toàn của hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tới khách hàng Nhật Bản, từ đó tăng số lượng hàng xuất khẩu vào thị trường lớn này.
Tới dự hội thảo về phía Việt Nam có Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa dẫn đầu và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu hàng nông, thủy sản. Về phía Nhật Bản có Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Nhật Bản Yoshikuni Onishi, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Nông-Lâm-Thủy sản và hơn 100 đại diện các doanh nghiệp của Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Nhật Bản Onishi cho biết thời gian gần đây trung tâm đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp các nước ASEAN, trong đó có các cuộc hội thảo về môi trường đầu tư Việt Nam và giành được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Do nhu cầu cao của cả hai bên, từ đầu năm 2013, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản đã và sẽ tổ chức thêm nhiều sự kiện, hội thảo từ nay đến hết năm 2013, năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN và Việt Nam.
Theo ông Onishi, với thu nhập bình quân đầu người 1.500 USD, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhân sự kiện kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật-Việt, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản có kế hoạch triển khai một loạt dự án nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Ông Onishi hy vọng các cuộc hội thảo như thế này sẽ là cơ hội để các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hai nước trao đổi thông tin trực tiếp nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho rằng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển tốt đẹp chưa từng thấy, hai nước đã trở thành đối tác chiến lược tin cậy vì hòa bình và phồn vinh của khu vực châu Á. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chọn Việt Nam làm điểm đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức, điều đó thể hiện quan hệ tin cậy giữa hai nước.
Theo đại sứ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sau khi Thủ tướng Abe thăm Việt Nam năm 2006, một đợt “bùng nổ” đầu tư từ Nhật Bản đã diễn ra và hy vọng chuyến thăm của ông đầu năm nay sẽ trở thành xuất phát điểm cho một luồng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh Nhật Bản là nhà đầu tư số 1 của Việt Nam và là đối tác thương mại hàng đầu, nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản đang tăng lên những năm gần đây, nhưng chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Nhiều sản phẩm tốt của Việt Nam, đặc biệt là nông, thủy sản, vẫn chưa có mặt tại thị trường Nhật Bản.
Đại sứ mong muốn chính phủ và các doanh nghiệp hai nước cùng nỗ lực hợp tác để nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa Việt Nam, tăng số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, cũng như sang các nước khác. Việc trao đổi các thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam để các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Nhật Bản an tâm là việc làm có ý nghĩa quan trọng.
Đại sứ hy vọng cuộc hội thảo sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng Nhật Bản hiểu thêm về hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông, thủy sản Việt Nam và an tâm khi nhập khẩu các mặt hàng này.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa cho biết kể từ khi hai nước ký Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản về bảo hộ đầu tư, tự do thương mại, dịch vụ năm 2008 đến nay, đã có 86% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế quan. Hiệp định này đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng nông, thủy sản. Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích nguy cơ và kiểm soát theo hệ thống để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của quốc tế.
Theo ông, các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 160 nước và Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng nông, thủy sản như gạo, cà phê, hạt điều, tôm, đạt 27,5 tỷ USD năm 2012, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Do đó, tại hội thảo này, Việt Nam muốn giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng hàng nông, thủy sản xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội để các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp hai nước trao đổi ý kiến, tăng cường hiểu biết và hợp tác song phương.
Đại diện Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Masamitsu Nakaizumi cho rằng Việt Nam là nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn, do đó việc quan tâm phát triển nông nghiệp là rất quan trọng. Nhật Bản và Việt Nam đã có sự hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo hiệp định đã ký, từ năm 2010, Nhật Bản đã có các dự án giúp tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông sản. Thông qua JICA, trong 5 năm qua, khoảng 20 chuyên gia Nhật Bản đã tới hợp tác, hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ông Nakaizumi mong rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, quan hệ hợp tác, giao lưu giữa Bộ Nông nghiệp hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa.
Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Bích Nga đã giới thiệu về hệ thống giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam. Tiếp đó, Tham tán Thương mại Nguyễn Trung Dũng đã trình bày về tình hình hợp tác thương mại Việt Nam-Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh hai nước hầu như không có cạnh tranh, kiện tụng trong lĩnh vực hợp tác thương mại, có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, để tăng cường hợp tác thương mại hiệu quả, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp hai nước./.
Minh Sơn-Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)