Phiên hồi phục đêm trước (15/3) trên Phố Wall cũng như màu xanh trên các sàn chứng khoán châu Âu đã tiếp tục lan tỏa trên các thị trường chứng khoán chủ chốt của châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/3.
Việc đồng USD và đồng euro tăng lên so với đồng yen cũng phần nào kích thích tâm lý đầu tư mạo hiểm quay trở lại với các thị trường.
Đóng cửa phiên 16/3, hai thị trường lớn trong khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản đều tăng điểm, trong đó chỉ số Shanghai Composite của chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh, ghi thêm 30,97 điểm, tương đương tăng 1,30% lên 2.404,74 điểm. Các nhà đầu tư Đại lục có vẻ đã bình tâm trở lại sau phiên bán mạnh hôm qua do tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì chính sách siết chặt đối với thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, tính chung trong cả tuần, Shanghai Composite bị mất 1,42% giá trị, chủ yếu do tác động của việc giá dầu tăng cao và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại. Còn tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa tăng nhẹ 6,55 điểm lên 10.129,83 điểm.
Ngược lại, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng đóng cửa mất 0,17% giá trị, tương đương giảm 35,68 điểm xuống 21.317,85 điểm, chủ yếu do các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm trước đó (tăng 5 trong 6 phiên gần đây). Thị trường Sydney hầu như không thay đổi so với phiên trước khi chỉ mất có 1,6 điểm về 4.276,2 điểm, trong khi KOSPI của Hàn Quốc giảm nhẹ 0,46% (-9,32 điểm) về 2.034,44 điểm.
Đêm trước (15/3) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ tăng khá mạnh khi các nhà đầu tư đón nhận một loạt số liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ, củng cố thêm niềm tin vào sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tiếp tục giảm, hoạt động công nghiệp tại New York và khu vực miền Trung nước Mỹ tiếp tục gia tăng, chỉ số giá thành sản xuất trong tháng Hai vừa qua tiếp tục tăng vượt dự kiến. Các nhà phân tích cho rằng các mối lo về lạm phát cũng như về tác động của giá dầu tăng cao dối với nền kinh tế hiện đã dịu bớt.
Đóng cửa phiên 15/3, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 58,66 điểm (+0,44%) lên 13.252,76 điểm; S&P 500 tăng 8,32 điểm (+0,60%) lên 1.402,60 điểm và Nasdaq tăng 15,64 điểm (+0,51%) lên 3.056,37 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng chủ yếu là tăng điểm trong bối cảnh thị trường đón nhận những số liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ, cùng việc giá dầu sụt giảm mạnh.
Đóng cửa phiên 15/3, DAX 30 của Đức tăng 0,92% lên 7.144,455 điểm, và CAC-40 của Pari tiến thêm 0,44% lên 3.580,21 điểm. Chỉ có chỉ số FTSE 100 của London là đi ngược xu thế chung khi giảm nhẹ 0,08% xuống 5.940,72 điểm./.
Việc đồng USD và đồng euro tăng lên so với đồng yen cũng phần nào kích thích tâm lý đầu tư mạo hiểm quay trở lại với các thị trường.
Đóng cửa phiên 16/3, hai thị trường lớn trong khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản đều tăng điểm, trong đó chỉ số Shanghai Composite của chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh, ghi thêm 30,97 điểm, tương đương tăng 1,30% lên 2.404,74 điểm. Các nhà đầu tư Đại lục có vẻ đã bình tâm trở lại sau phiên bán mạnh hôm qua do tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì chính sách siết chặt đối với thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, tính chung trong cả tuần, Shanghai Composite bị mất 1,42% giá trị, chủ yếu do tác động của việc giá dầu tăng cao và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại. Còn tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa tăng nhẹ 6,55 điểm lên 10.129,83 điểm.
Ngược lại, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng đóng cửa mất 0,17% giá trị, tương đương giảm 35,68 điểm xuống 21.317,85 điểm, chủ yếu do các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm trước đó (tăng 5 trong 6 phiên gần đây). Thị trường Sydney hầu như không thay đổi so với phiên trước khi chỉ mất có 1,6 điểm về 4.276,2 điểm, trong khi KOSPI của Hàn Quốc giảm nhẹ 0,46% (-9,32 điểm) về 2.034,44 điểm.
Đêm trước (15/3) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ tăng khá mạnh khi các nhà đầu tư đón nhận một loạt số liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ, củng cố thêm niềm tin vào sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tiếp tục giảm, hoạt động công nghiệp tại New York và khu vực miền Trung nước Mỹ tiếp tục gia tăng, chỉ số giá thành sản xuất trong tháng Hai vừa qua tiếp tục tăng vượt dự kiến. Các nhà phân tích cho rằng các mối lo về lạm phát cũng như về tác động của giá dầu tăng cao dối với nền kinh tế hiện đã dịu bớt.
Đóng cửa phiên 15/3, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 58,66 điểm (+0,44%) lên 13.252,76 điểm; S&P 500 tăng 8,32 điểm (+0,60%) lên 1.402,60 điểm và Nasdaq tăng 15,64 điểm (+0,51%) lên 3.056,37 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng chủ yếu là tăng điểm trong bối cảnh thị trường đón nhận những số liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ, cùng việc giá dầu sụt giảm mạnh.
Đóng cửa phiên 15/3, DAX 30 của Đức tăng 0,92% lên 7.144,455 điểm, và CAC-40 của Pari tiến thêm 0,44% lên 3.580,21 điểm. Chỉ có chỉ số FTSE 100 của London là đi ngược xu thế chung khi giảm nhẹ 0,08% xuống 5.940,72 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)