Nhằm cập nhật thông tin và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phân phối - bán lẻ, ngày 11/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên giai đoạn III (EU - Việt Nam Mutrap) tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp bán lẻ vượt khó năm 2012.”
Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết ngành bán lẻ vốn rất sôi động nhưng tình hình hoạt động trong những tháng đầu năm trầm lắng và rơi xuống vùng tăng trưởng âm; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ phá sản nhiều nhất, hoạt động kinh doanh ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ…
Tuy lạm phát đã được kìm hãm nhưng một số nhà phân tích cho rằng lạm phát giảm là do tổng cầu tiêu dùng thấp, hàng hóa tồn kho cao và phải bán giảm giá để kích cầu.
Đây là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng rơi vào tình trạng thiểu phát, nếu sản xuất giảm sút, người dân lo lắng cho tương lai tiếp tục hạn chế chi tiêu, giá cả sản phẩm khó tăng.
Trong bốn tháng đầu năm, tổng doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động là 17.735 doanh nghiệp (tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011) thì có đến 5.297 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Mặc dù tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khá cao nhìn từ con số đơn thuần nhưng mức tăng trưởng thực chất chỉ đạt khoảng 5% (so với mức thấp nhất của năm 2010 là 7,6%).
Các nhà bán lẻ còn đang chịu sức ép trong việc giải quyết khó khăn của tình trạng leo thang giá nhiên liệu, chi phí sản xuất, phí vận chuyển…
Các tham luận tại hội thảo đã đưa ra một số giải pháp thiết thực để giúp ngành bán lẻ vượt khó trong thời điểm hiện nay là sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo nguồn vốn và ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay, mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm.
Cơ quan quản lý tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí nhập khẩu tại cảng…; thực hiện kế hoạch giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu và dịch vụ một các hợp lý, tránh tăng chi phí dồn dập.
Một số chuyên gia còn có những gợi ý đáng chú ý cho doanh nghiệp như phải có chiến lược định vị thị trường và sản phẩm trong tình hình lạm phát hoặc thiểu phát, nghiêu cứu về phân khúc tiêu dùng, thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng, hướng đến các mô hình hiện đại cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh./.
Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết ngành bán lẻ vốn rất sôi động nhưng tình hình hoạt động trong những tháng đầu năm trầm lắng và rơi xuống vùng tăng trưởng âm; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ phá sản nhiều nhất, hoạt động kinh doanh ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ…
Tuy lạm phát đã được kìm hãm nhưng một số nhà phân tích cho rằng lạm phát giảm là do tổng cầu tiêu dùng thấp, hàng hóa tồn kho cao và phải bán giảm giá để kích cầu.
Đây là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng rơi vào tình trạng thiểu phát, nếu sản xuất giảm sút, người dân lo lắng cho tương lai tiếp tục hạn chế chi tiêu, giá cả sản phẩm khó tăng.
Trong bốn tháng đầu năm, tổng doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động là 17.735 doanh nghiệp (tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011) thì có đến 5.297 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Mặc dù tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khá cao nhìn từ con số đơn thuần nhưng mức tăng trưởng thực chất chỉ đạt khoảng 5% (so với mức thấp nhất của năm 2010 là 7,6%).
Các nhà bán lẻ còn đang chịu sức ép trong việc giải quyết khó khăn của tình trạng leo thang giá nhiên liệu, chi phí sản xuất, phí vận chuyển…
Các tham luận tại hội thảo đã đưa ra một số giải pháp thiết thực để giúp ngành bán lẻ vượt khó trong thời điểm hiện nay là sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo nguồn vốn và ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay, mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm.
Cơ quan quản lý tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí nhập khẩu tại cảng…; thực hiện kế hoạch giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu và dịch vụ một các hợp lý, tránh tăng chi phí dồn dập.
Một số chuyên gia còn có những gợi ý đáng chú ý cho doanh nghiệp như phải có chiến lược định vị thị trường và sản phẩm trong tình hình lạm phát hoặc thiểu phát, nghiêu cứu về phân khúc tiêu dùng, thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng, hướng đến các mô hình hiện đại cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh./.
Mỹ Phương (TTXVN)