Sự tham gia quản lý của các thành viên gia đình trong công ty gia đình Trung Quốc là rất quan trọng

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Ngày 9 tháng 4 năm 2020 – Hiện tượng các tập đoàn hiện đại thuộc quyền sở hữu gia đình – cho dù rất phổ biến với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Walmart, Volkswagen và Ford, vốn là những ví dụ điển hình về […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Ngày 9 tháng 4 năm 2020 – Hiện tượng các tập đoàn hiện đại thuộc quyền sở hữu gia đình – cho dù rất phổ biến với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Walmart, Volkswagen và Ford, vốn là những ví dụ điển hình về các tập đoàn gia đình cao cấp ở phương Tây – nhưng lại có tiếng tăm chưa tốt ở các thị trường mới nổi. Nhiều nhà phân tích cho rằng, các nhà quản lý công ty gia đình thường đánh giá thấp các đối tác chuyên nghiệp của họ và nếu họ đưa ra quyết định chưa thực sự có tính thuyết phục, thì nó thường bị coi là hành vi tự phục vụ hoặc dễ làm cho các nhà đầu tư công, cổ đông thiểu số có nguy cơ bị thiệt thòi.

Trái với quan điểm này, nhiều người lại cho rằng, các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình phải mang gánh nặng quản trị đáng kể và cũng chịu những sức ép nhất định. Nghiên cứu mới đây của Trường Kinh doanh, thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) đã phát hiện ra rằng, trong số các doanh nghiệp gia đình Trung Quốc, những doanh nghiệp có sự tham gia của nhiều thành viên gia đình thường ít có vấn đề hơn trong giao dịch, mang lại lợi ích cho các cổ đông thiểu số.

Có tựa đề Controlling Family and Corporate Governance (tạm dịch: Kiểm soát gia đình và quản trị doanh nghiệp), nghiên cứu được thực hiện bởi  Joseph Fan, Giáo sư Trường Kế toán và Khoa Tài chính tại Trường Kinh doanh, CUHK phối hợp với Tiến sĩ Xin Yu, Giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh, thuộc Đại học Queensland (Australia).

Trong quá trình kiểm tra, xem xét cụ thể hơn 1.200 công ty kinh doanh tư nhân mới nổi của Trung Quốc, Giáo sư Joseph Fan và các cộng tác viên đã tìm hiểu xem liệu việc phân chia trách nhiệm và phân bổ quyền sở hữu trong các gia đình kiểm soát công ty có tăng cường hay làm suy yếu công việc quản trị doanh nghiệp từ cả chủ sở hữu kiểm soát và từ góc nhìn của các nhà đầu tư công.

Các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình

Nghiên cứu chia xung đột trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình thành 3 loại. Hai loại đầu tiên được công nhận rộng rãi: bao gồm xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người quản lý; giữa gia đình kiểm soát và các cổ đông thiểu số. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng, còn có một loại xung đột thứ ba có thể phát sinh khi quy mô sở hữu gia đình tăng lên và quyền sở hữu lan rộng giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ, một thành viên trong gia đình có nhiều tiền hơn, có thể sở hữu nhiều cổ phần hơn, nên tiếng nói có trọng lượng hơn so với các thành viên khác trong gia đình.

Với việc nhận ra những mâu thuẫn này, các nhà nghiên cứu sau đó tiếp tục kiểm tra xem mức độ tham gia quản lý của các thành viên gia đình có dẫn đến việc ít nhiều các giao dịch của các bên liên quan – bao gồm việc mua lại tài sản, bán tài sản, giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa một công ty niêm yết và một bên được kết nối, bán vốn chủ sở hữu từ một công ty niêm yết cho một bên được kết nối và thanh toán bằng tiền mặt từ một công ty niêm yết cho một bên được kết nối.

Các giao dịch này thường được coi là rất dễ dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích. Giáo sư Joseph Fan giải thích, ý tưởng là nếu sự tham gia của gia đình vào kinh doanh là một triệu chứng của quản trị yếu và việc chi trả tiền công thiếu rõ ràng, thì sự tham gia của gia đình cao hơn nên được kết hợp với các giao dịch của các bên liên quan phổ biến bị nghi ngờ chiếm quyền và ngược lại.

Giáo sư Joseph Fan cho biết: “Chúng tôi nhận thấy mức độ kiểm soát sự tham gia của gia đình cao hơn và phổ biến nhiều hơn về dòng tiền và quyền quyết định trong gia đình, có liên quan đến các giao dịch của các bên liên quan… Ngoài ra, mối liên hệ giữa sự tham gia của gia đình và các giao dịch đáng ngờ của các bên liên quan đã được thể hiện rõ hơn giữa các công ty chịu sự quản lý thị trường yếu hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, các giao dịch của các bên liên quan đáng ngờ ít hơn, khi có thêm nhiều thành viên gia đình vừa là chủ sở hữu, vừa là người quản lý.

Giáo sư Joseph Fan nhận xét: “Trong giai đoạn lấy mẫu của chúng tôi, một sự thay đổi trong quy định của Chính phủ đã xảy ra nhằm mục đích cắt giảm các khoản vay bên liên quan của các công ty đại chúng. Chúng tôi thấy rằng, sự tham gia của gia đình kiểm soát giảm nhẹ các khoản vay của các bên liên quan theo quy định, nhưng các hiệu ứng lại biến mất sau khi thực thi quy định trên. Điều này một lần nữa cho thấy, sự tham gia của gia đình kiểm soát trong các công ty là một cơ chế quản trị tư nhân quan trọng, thay thế cho quản trị công yếu ớt trước đây”.

Các lợi ích lan tỏa

Giáo sư Joseph Fan cho biết, những phát hiện này phù hợp với lý thuyết cho rằng, các doanh nghiệp gia đình thường thực hiện các biện pháp để hài hòa lợi ích và khuyến khích của các thành viên gia đình và để giảm thiểu xung đột nội bộ. Các biện pháp quản trị này thường “lan tỏa” để mang lại lợi ích cho các cổ đông khác. Tuy nhiên, kết quả cũng phần nào cho thấy, hiệu ứng quản trị gia đình yếu hơn nếu các nhà quản lý gia đình không sở hữu cổ phần và thậm chí biến mất, nếu chủ gia đình không đảm đương vai trò nhà quản lý.

Hiệu ứng quản trị công ty sẽ mạnh hơn, khi có nhiều anh chị em và cha mẹ của những người sáng lập tham gia vào các công ty, trong khi nhiều trẻ em tham gia thường làm suy yếu các tác động. Giáo sư Joseph Fan giải thích rằng, trong nhiều nền văn hóa, mỗi khi người sáng lập một doanh nghiệp gia đình đưa ra quyết định thì có nhiều khả năng các thành viên gia đình có tuổi đời cao sẽ chất vấn, góp ý, thậm chí phản bác, trong khi các thành viên nhỏ tuổi thì chỉ biết nghe lời.

Mặc dù sự tham gia của vợ (hoặc chồng) người sáng lập công ty không trực tiếp liên quan đến các giao dịch đáng ngờ hơn của bên liên quan, thì sự tham gia của những người họ hàng xa hơn có liên quan đến việc giao dịch ít hơn đáng kể như vậy. Có quan điểm cho rằng, các mục tiêu và giá trị gia đình có thể bị chia rẽ và niềm tin có thể làm mối quan hệ gia đình trở nên xa cách hơn, thậm chí là tiêu tan. Do đó, các thành viên ít gần gũi hơn trong gia đình được khuyến khích giám sát việc kinh doanh nhiều hơn, sâu sát hơn.

Đề cập về nghiên cứu trong tương lai, giáo sư Joseph Fan thừa nhận, vẫn còn nhiều việc phải làm. Giáo sư Joseph Fan nhận định: “Những kết quả này cho thấy, cả khả năng khuyến khích sở hữu và khả năng giám sát đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị gia đình, trái ngược với quan điểm tiêu cực cho rằng, các gia đình kiểm soát dễ xảy ra xung đột với các nhà đầu tư thiểu số bên ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa khám phá các cơ chế quản trị gia đình cụ thể, ngoài quyền sở hữu và quản lý gia đình nhằm tạo ra sự khuyến khích gia đình và giảm thiểu xung đột kiểm soát các thành viên gia đình. Cần có thêm những nghiên cứu nữa về chủ đề này”.

Tài liệu tham khảo:

Fan, Po Hung Joseph P. H. and Yu, Xin, Controlling Family and Corporate Governance (November 1, 2019): Tạm dịch: Fan, Po Hung Joseph P. H. và Yu, Xin: Kiểm soát gia đình và quản trị doanh nghiệp (ngày 1/11/2019), Hiện có tại SSRN: https://ssrn.com/abstract=3488539

Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh, Đại học CUHK: https://bit.ly/2vOItEo.

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2020, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2019 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 24 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp . Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc CUHK.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:

Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool

Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool

LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680

WeChat: CUHKBusinessSchool




Tin cùng chuyên mục