Giáo sư khoa học Tetsuji Nakabo thuộc trường Đại học Kyoto, ngày 15/12 cho biết loài cá hồi Nhật Bản, được cho là đã tuyệt chủng 70 năm trước đây, hiện vẫn đang tồn tại trong một hồ nước gần núi Phú Sỹ.
Xuất hiện cùng với một chiếc bình trong có chứa một con cá hồi Nhật Bản tại buổi phỏng vấn phát trên truyền hình, giáo sư Tetsuji Nakabo nói hiện có đủ lượng cá để đảm bảo rằng loài này còn sống sót trong hồ Saiko ở miền Trung Nhật Bản.
Các tư liệu của chính phủ Nhật Bản đã liệt loài cá hồi nước ngọt này vào danh sách tuyệt chủng. Chính phủ nước này cho biết sẽ tiến hành xác minh phát hiện trên của giáo sư Tetsuji Nakabo.
Loài cá này đầu tiên chỉ tồn tại trong một hồ nước ở tỉnh miền Bắc Akita. Chúng đã bị tuyệt chủng vào năm 1940 sau khi một dự án thủy điện làm nước sông có độ axít cao tràn vào trong hồ này.
Trước khi loài cá này bị tuyệt chủng, người ta cho rằng bằng cách nào đó 100.000 quả trứng đã di chuyển đến hồ Saiko. Tuy nhiên, khi đó loài cá này vẫn bị cho là đã biến mất./.
Xuất hiện cùng với một chiếc bình trong có chứa một con cá hồi Nhật Bản tại buổi phỏng vấn phát trên truyền hình, giáo sư Tetsuji Nakabo nói hiện có đủ lượng cá để đảm bảo rằng loài này còn sống sót trong hồ Saiko ở miền Trung Nhật Bản.
Các tư liệu của chính phủ Nhật Bản đã liệt loài cá hồi nước ngọt này vào danh sách tuyệt chủng. Chính phủ nước này cho biết sẽ tiến hành xác minh phát hiện trên của giáo sư Tetsuji Nakabo.
Loài cá này đầu tiên chỉ tồn tại trong một hồ nước ở tỉnh miền Bắc Akita. Chúng đã bị tuyệt chủng vào năm 1940 sau khi một dự án thủy điện làm nước sông có độ axít cao tràn vào trong hồ này.
Trước khi loài cá này bị tuyệt chủng, người ta cho rằng bằng cách nào đó 100.000 quả trứng đã di chuyển đến hồ Saiko. Tuy nhiên, khi đó loài cá này vẫn bị cho là đã biến mất./.
Anh Minh (Vietnam+)