Theo hãng tin AFP, các nhà nghiên cứu tại Viện Scripps ngày 9/5 cho biết lượng rác thải nhựa trôi nổi trên khắp khu vực phía Đông Bắc Thái Bình Dương đã tăng lên 100 lần trong 40 năm qua, khiến khu vực này đang phải "oằn mình" chứa rác.
Giới khoa học cho rằng những mảnh rác nhựa ở phía bắc Thái Bình Dương (gọi tắt là NPSG) đã tạo thành một mảng có diện tích gần bằng bang Texas của Mỹ (hơn 690.000 km2).
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, mật độ trung bình của rác nhựa siêu nhỏ trong Thái Bình Dương vào khoảng 13.000 mảnh trên mỗi km2. Tuy nhiên, mật độ này đạt mức lớn nhất ở phía Bắc của đại dương.
Theo dữ liệu nghiên cứu, rác thải nhựa ngoài khơi vùng biển California từ đầu những năm 1970 đến năm 2009 đã tăng lên mức chóng mặt. Các dòng hải lưu tự nhiên hay còn gọi là vòng xoáy Bắc Thái Bình Dương có xu hướng ngăn không cho các mảnh rác bị chia rẽ mà tập hợp chúng thành một đám lớn tồn tại lâu dài mà giới khoa học gọi là các đảo rác.
Tích tụ qua hàng chục năm, và chịu sự tác động của ánh nắng Mặt trời, sóng biển, các mảnh rác nhựa đã bị phân thành những mảnh nhỏ hơn, thậm chí chỉ bằng 5mm.
Những mảnh rác này không chìm mà vẫn trôi trên mặt biển, trở thành chỗ trú ngụ lý tưởng cho nhiều loài côn trùng biển, trong đó đáng báo động là loài côn trùng không xương Halobates sericeus. Các nhà khoa học cho biết sự xuất hiện ngày càng nhiều loài Halobates sericeus, sẽ đe dọa nghiêm trọng tới mạng lưới thức ăn của các loài động vật biển.
Thêm vào đó, nhiều loài sinh vật biển khác cũng đã nuốt một lượng lớn những mảnh rác nhựa nhỏ bé. Theo kết quả phân tích trong hành trình Seaplex của các nhà khoa học tại Viện Scripps, trong dạ dày của các loài cá sinh sống trên vùng biển Bắc Thái Bình Dương chứa tới 9% là rác thải nhựa.Ước tính các loài cá sinh sống ở tầng nước giữa trên Bắc Thái Bình Dương đã nuốt phải lượng rác thải nhựa lên tới 12.000-24.000 tấn/năm.
Khi mật độ rác nhựa siêu nhỏ tiếp tục tăng chóng mặt, thì số lượng côn trùng sẽ tăng theo. Một viễn cảnh nguy hiểm đối với hệ thống môi trường và hệ sinh thái biển trong tương lai./.
Giới khoa học cho rằng những mảnh rác nhựa ở phía bắc Thái Bình Dương (gọi tắt là NPSG) đã tạo thành một mảng có diện tích gần bằng bang Texas của Mỹ (hơn 690.000 km2).
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, mật độ trung bình của rác nhựa siêu nhỏ trong Thái Bình Dương vào khoảng 13.000 mảnh trên mỗi km2. Tuy nhiên, mật độ này đạt mức lớn nhất ở phía Bắc của đại dương.
Theo dữ liệu nghiên cứu, rác thải nhựa ngoài khơi vùng biển California từ đầu những năm 1970 đến năm 2009 đã tăng lên mức chóng mặt. Các dòng hải lưu tự nhiên hay còn gọi là vòng xoáy Bắc Thái Bình Dương có xu hướng ngăn không cho các mảnh rác bị chia rẽ mà tập hợp chúng thành một đám lớn tồn tại lâu dài mà giới khoa học gọi là các đảo rác.
Tích tụ qua hàng chục năm, và chịu sự tác động của ánh nắng Mặt trời, sóng biển, các mảnh rác nhựa đã bị phân thành những mảnh nhỏ hơn, thậm chí chỉ bằng 5mm.
Những mảnh rác này không chìm mà vẫn trôi trên mặt biển, trở thành chỗ trú ngụ lý tưởng cho nhiều loài côn trùng biển, trong đó đáng báo động là loài côn trùng không xương Halobates sericeus. Các nhà khoa học cho biết sự xuất hiện ngày càng nhiều loài Halobates sericeus, sẽ đe dọa nghiêm trọng tới mạng lưới thức ăn của các loài động vật biển.
Thêm vào đó, nhiều loài sinh vật biển khác cũng đã nuốt một lượng lớn những mảnh rác nhựa nhỏ bé. Theo kết quả phân tích trong hành trình Seaplex của các nhà khoa học tại Viện Scripps, trong dạ dày của các loài cá sinh sống trên vùng biển Bắc Thái Bình Dương chứa tới 9% là rác thải nhựa.Ước tính các loài cá sinh sống ở tầng nước giữa trên Bắc Thái Bình Dương đã nuốt phải lượng rác thải nhựa lên tới 12.000-24.000 tấn/năm.
Khi mật độ rác nhựa siêu nhỏ tiếp tục tăng chóng mặt, thì số lượng côn trùng sẽ tăng theo. Một viễn cảnh nguy hiểm đối với hệ thống môi trường và hệ sinh thái biển trong tương lai./.
Thạch Thảo (Vietnam+)